Một điều gì đó đặc biệt

“Tôi phải làm điều gì đặc biệt cho cô ấy. Sẽ không liệng đồ lung tung để vợ tôi khỏi cằn nhằn. Một việc gì đó khác thường, một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm cho vợ tôi”, hai hàng nước mắt tuôn rơi trên khuôn mặt người đàn ông khi được phóng viên hỏi “Nếu ông biết ông không còn gặp lại vợ ông nữa ông sẽ làm gì?”.

Ngay lúc này đây, cá nhân tôi nghĩ câu hỏi đó có chút gì ngớ ngẩn khi nó được đặt ra cho những người chồng của các nạn nhân bị khủng bố. Người phóng viên này hình như chẳng có chút tình người nào khi hỏi câu hỏi đó với những người chồng mà vợ của họ là nạn nhân trên chuyến bay đã đâm vào tòa tháp đôi.

Tất nhiên, tất cả chúng ta sẽ làm điều gì đó đặc biệt cho người bạn đời của mình nếu chúng ta biết thời gian chúng ta ở bên nhau không còn bao lâu nữa. Cái anh phóng viên vô tâm làm tôi tức điên máu, xen lẩn một chút gì đó sợ hãi và ưu tư trong tôi khi tôi coi bản tin Nước Mỹ bị khủng bố. Tôi lẩm bẩm “Đúng là gã khùng” và tắt luôn ti vi. Tốt nhất tôi cần nghĩ ngơi, cần hưởng thụ. Tôi nên dẹp bỏ hình ảnh các tòa nhà bị đánh sập, dẹp luôn những mối quan hệ chán ngán và từ chối xem xét những lời yêu cầu của các công nhân.

Nhưng làm sao tôi có thể từ bỏ nỗi ám ảnh trong tôi? Alan – chồng tôi và tôi làm nông trại. Trưa nay anh ấy đang thu hoạch đậu nành ngoài đồng. Tôi quyết định đi lấy quốc kỳ Mỹ chồng tôi đã sửa đem treo sau máy cày. Với ý nghĩa mong muốn chia sẻ những mất mát với đất nước chúng tôi, chúng tôi muốn chứng tỏ sự ủng hộ của mình rằng: Những nông dân Mỹ vẫn đang làm việc chăm chỉ.

Sau nhà, một núi đồ dơ chưa giặt, tôi bắt đầu nghĩ đến cuộc phỏng vấn lúc nãy. Câu hỏi cứ lởn vởn trong đầu tôi, tôi sẽ làm một điều gì đó đặc biệt. Người đàn ông lịch lãm vừa được phỏng vấn kia giờ đây sẽ chẳng còn dịp để làm điều đó nữa rồi, nhưng tôi thì khác, tôi có thể làm được. Tôi mong Alan và tôi sẽ có cơ hội sống với nhau thêm 40 năm nữa. Nhưng có gì đảm bảo cho điều đó. Ai có thể đảm bảo cho ngày sau.

Một điều gì đó mà bình thường tôi chưa làm. À, chỉ cần anh ta ngăn nắp chắc chắn sẽ gọn gàng. Vậy tôi có thể làm điều đó chứ. Sau 30 phút dọn dẹp và hút bụi trong nhà, tôi ra sân để giặt nốt luôn đống quần áo dơ. Tôi đã gặp rắc rối ngay lúc bắt đầu cho xà bông vào máy giặt, phải bỏ vừa đủ để máy giặt sạch mà không bị đứng, nhưng tôi đã bỏ quá nhiều quần áo khiến hệ thống giặt của máy bị nghẹt và nó quấn lấy nhau xốc mạnh. Làm một điều gì đó đặc biệt… Rác rến đầy nghẹt trong ống xả tôi cần móc hết ra cho nó thông. Thình lình mà làm việc này tôi sẽ gây kinh ngạc cho Alan lắm đây. Sau vài lần moi móc mà vẫn không xong, cánh tay thì mỏi nhừ, tôi nghĩ chắc mình khó lòng làm xong. Tôi cầu nguyện cùng Chúa. Con cần sự giúp sức của Ngài. Con muốn từ lúc con bắt đầu cho đến khi kết thúc mọi việc con đều làm cho Alan. Con rất muốn làm điều này cho chồng con.

Trong đầu tôi hiện ra ngay một điều sai trái. Làm sao tôi lại có thể làm phiền đến Chúa vì những việc vớ vẩn như vầy? Hàng ngàn lời cầu nguyện cho loài người biết yêu thương nhau. Lúc này đây, biềt bao lời cầu nguyện quan trọng hơn cần được Ngài đoái thương nhìn tới. Tôi thì thầm “Chúa ơi, con xin tạ lỗi!” Làm sao tôi có thể ích kỷ như vậy được? Lẽ ra tôi đã có nhiều thời gian cầu nguyện trong ba ngày qua, xin Chúa an ủi gia đình các nạn nhân, xin Ngài ban sự sáng suốt cho các nhà lãnh đạo các quốc gia và hàn gắn các vết thương cho nhân loại. Lời cầu khẩn của tôi cần sự giúp sức của Thiên Chúa giờ đây tự động phát ra từ đáy lòng tôi. Tôi luôn cầu xin Chúa giúp tôi mỗi khi tôi đối mặt với những khó khăn thử thách. Nhưng cầu nguyện không còn đúng trong thời điểm này nữa.

Sự thất bại chẳng còn làm tôi lo lắng nữa, tôi kéo cái ống lần nữa. Cái mô-tơ máy giặt đã hoạt động và nó đẩy mạnh nước ra ngoài.

Đúng như dự đoán, Alan vô cùng ngạc nhiên và hài lòng khi anh ấy thấy mọi thứ đều gọn gàng. Và chính bản thân tôi cũng lấy làm ngạc nhiên về bài học sáng nay. Đầu tiên là câu hỏi sống sượng của anh phóng viên đưa tin, làm tôi áp dụng bài học thực tế quan trọng ngay chính gia đình mình. Qua nỗi đau của người chồng mất vợ đã dạy tôi biết yêu chồng tôi. Tôi sẽ còn làm nhiều điều “đặc biệt” cho Alan.

Tiếp theo bài học mà tôi học được quan trọng hơn đó là, Chúa quan phòng mọi chuyện cho chúng ta. Ngài thấu hiểu mọi nỗi khó khăn mà sức con người không thể chịu nổi. Ngài dõi bước theo chúng ta. Và Ngài đồng hành với tất cả chúng ta những người cần Ngài quan tâm khi chúng ta có những ý tưởng tốt đẹp giành cho bất cứ ai chúng ta yêu thương.

Cha và con

Khi Mark lên năm tuổi thì cha mẹ anh ly dị. Anh ở với mẹ, còn cha thì gia nhập quân đội.

Suy nghĩ, niềm tin, ước mơ và bản lĩnh

Suốt cuộc đời, tôi đã sống và trải nghiệm vất vả rất nhiều. Thành công cũng có nhưng thất bại không ít...

Hồ Soa trồng rừng

Trước năm 1995, cả vùng rừng Trường Xuân đều là đồi trọc khô cháy. Cây cối bị dân bản phát trụi và đốt hết để làm cái rẫy, tra hạt ngô, hạt bí.

Bản nhạc không bao giờ được nghe

Mùa xuân lặng lẽ trườn đến vùng lân cận, phủ lên dãy núi một lớp hoa dại cùng hơi đất mới, nhắc nhở tôi về những ngày hôm qua vui sướng. Tôi đang kỷ niệm Ngày Của Mẹ cùng với ba đứa con và gia đình chúng.

Những người bạn

Hai mươi mốt năm về trước, chồng tôi mang Sam – một chú chó giống Đức tám tuần tuổi, về để giúp tôi xoa dịu nỗi đau mất đứa con gái vừa chào đời. Giữa tôi và Sam đã phát triển một mối quan hệ gắn bó rất đặc biệt trong suốt hơn mười bốn năm sau đó.

Bình tĩnh trước những ngã rẽ cuộc đời

Từ nhỏ tôi vẫn nghĩ, học giỏi sau này sẽ hết khổ, nhưng cuộc đời này không có cái gì là tuyệt đối cả.

Sự bình yên

Một vị vua treo giải thuởng cho nghệ sĩ nào vẽ được một bức tranh đẹp nhất về sự bình yên. Nhiều hoạ sĩ đã cố công.

Mẹ ơi!

Cái nghèo cái đói thường trực trong ngôi nhà nhỏ này, nhưng dường như, nỗi cơ cực bần hàn ấy không buông tha họ. Cậu con trai bắt đầu cắp sách đến trường cũng là lúc nỗi mất mát lớn bỗng nhiên đổ ập xuống đầu họ.

Nói bởi trái tim

Tôi đang đi tới quán cà phê, suy nghĩ lung tung về những công việc ở cơ quan mình vừa làm xong và lớp học chuyên môn buổi chiều mà tôi giảng dạy, thì bỗng thấy có ai đó đập nhẹ vào tay. Tôi dừng: không có ai cả.