Người hùng của tôi

Vào tuổi thiếu niên, chợt tôi nhận ra mình chẳng có nét nào giống bố cả.

Bố có mái tóc dày màu nâu đỏ trông rất đặc biệt trong khi tóc tôi thì lưa thưa vài cọng màu vàng sẫm. Mắt bố màu xanh lơ sắc sảo còn mắt tôi lại có màu nâu nhạt. Mũi bố cao đúng kiểu người Ý trong khi mũi tôi thì giống như một cục bột được nặn trong tay người thợ vụng. Ở tuổi ba mươi chín, bố có đôi vai rộng với cánh tay rắn chắc trong khi vai tôi thì nhỏ hẹp, cánh tay gầy còn bàn tay thì mềm như tay con gái. Tôi rất muốn có đôi bàn tay rắn rỏi như đôi tay của bố.

Nhiều năm trôi qua, tôi đã là một người đàn ông trưởng thành và bố đã già, nhưng cảm nhận về bố trong tôi vẫn giống như hồi tôi còn là một cậu bé: xa cách và có một chút ghen tỵ. Một ngày nọ, khi vừa bước ra khỏi một cửa hàng tạp hóa, tôi giật bắn mình khi một người đàn ông lịch thiệp đến vỗ vai tôi hỏi:

– Cậu có phải là con trai ông Bud Walker không?

– Vâng! Cháu là con trai út.

– Tôi cũng đoán vậy! – Người đàn ông nói. -Trước đây cha cậu vẫn thường nhắc về cậu luôn.

Đã nhiều năm qua bố tôi không nói chuyện với ai! Tuổi già cùng cơn đột quỵ đã lấy đi khả năng giao tiếp của bố. Bố có năng khiếu trò chuyện rất tuyệt vời và tôi luôn ao ước mình được như ông. Hiện tại, bố tôi đang ở Trung tâm dưỡng lão. Với nụ cười ấm áp và tính tình hiền hòa của mình, bố luôn được mọi người ở trung tâm yêu mến. Nhưng tôi biết bố không bao giờ kể về tôi cho mọi người ở đấy nghe.

Sau khi kể sơ về tình hình sức khỏe của bố cho người đàn ông lạ mặt nghe, tôi hỏi ông ta về mối quan hệ giữa ông với bố tôi cũng như làm thế nào ông nhận ra tôi – đứa con trai út của bố.

Người đàn ông im lặng một lúc rồi trả lời:

– Bố cậu là một trong số những thần tượng của tôi.

Tôi giật mình khi nghe thấy điều mà người đàn ông lạ mặt vừa nói. Trước đây bố cũng từng là thần tượng của tôi. Thế nhưng, kể từ khi phải chăm sóc bố trong tình trạng bất ổn thế này, tôi gần như đã quên khuấy đi hình ảnh người đàn ông sáng suốt và mạnh mẽ của bố trước đây. Câu nói của người đàn ông này đã khiến tôi sực tỉnh. Ông giải thích với tôi:

– Tôi khởi nghiệp bằng nghề kinh doanh bảo hiểm và cha cậu là một trong những đối tác làm ăn chính của tôi. Không những thế, ông ấy còn là người thầy đáng kính của tôi. Ông đã dạy tôi cách phục vụ khách hàng cũng như tạo dựng mối quan hệ tin tưởng và thấu hiểu họ. Tôi cố gắng thực hiện theo lời chỉ dẫn của ông và đã thu được thành công từ đó.

– Nhưng đó không phải là lý do tôi coi cha cậu là thần tượng đâu. – Người đàn ông tiếp tục.- Một lần, công ty chúng tôi tổ chức một cuộc hội nghị ở Las Vegas và có mời những đối tác làm ăn lớn tham gia. Tôi đã nghe kể về những cuộc hội nghị xa như thế này nhiều lần nhưng chưa khi nào được tham gia nên rất háo hức với nó. Đêm đầu tiên, nhóm chúng tôi lên kế hoạch đi chơi những nơi và làm những điều mà một người đàn ông đã có gia đình không nên làm. Tôi rất muốn đi chơi chung với mọi người trong nhóm nhưng lại không muốn làm những điều không hay đó. Tôi đã hỏi một người: “Anh Bud có đi chung với chúng ta không?”. Cả nhóm nhìn nhau và cười phá lên. Người kia trả lời tôi rằng: “Bud giỏi giang về mọi thứ nhưng lại không biết cách thư giãn và vui vẻ như chúng ta đâu”. Nghe thấy thế, tôi nói với bọn họ: “Vậy thì tôi cũng không tham gia đâu”. Lúc đó, tôi nghĩ nếu cha cậu có thể tạo dựng nên cả sự nghiệp lớn mà vẫn không đánh mất những giá trị riêng của ông thì tôi cũng phải làm được như ông chứ

– Hiện nay công ty tôi làm ăn rất phát đạt. – Người đàn ông nói tiếp. – Hai tháng nữa vợ chồng tôi sẽ tổ chức kỷ niệm mười lăm năm ngày cưới. Nhờ học tập cha cậu mà tôi có cuộc sống hạnh phúc như hôm nay.

Dù hôm đó tôi chẳng mua được món đồ vừa ý nhưng bù lại, tôi đã tìm thấy một thứ quý hơn gấp ngàn lần. Đó chính là hình ảnh bố như một người hùng mà tôi đánh mất bấy lâu nay. Tôi tự nhủ sẽ cố gắng sống và hành động như người hùng của mình, dù diện mạo của tôi không giống ông chút nào.

Chia sẻ nỗi đau

Hẳn mỗi chúng ta đều từng nghe các giai thoại về sự khôn ngoan của cá heo, từ cách chúng cứu sống những người sắp chết đuối đến cách chúng tương tác với những trẻ khuyết tật dưới nước.

Bước ngoặt cuộc đời

Tôi bắt đầu hiểu biết về hội chứng tự kỷ vào những năm 1940. Là con út trong nhà nên từ lúc mới bốn tuổi tôi đã biết anh Scott là một bí mật đau buồn của gia đình...

Giữ nó lại, nếu em có thể...

Đám tang của Ben đã xong, chúng tôi vừa bước về nhà thì nghe điện thoại reng lên. Người gọi tới là đại lý bất động sản ở Vermont, họ muốn biết chúng tôi thích bán đứt hay cho thuê ngôi nhà nghỉ tại vùng đó.

Thưa cô, cô giàu có phải không ạ?

Hai đứa bé co mình trong chiếc áo bành tô quá khổ, rách rưới đứng nép vào nhau phía sau cánh cửa, run rẩy mời tôi: “Thưa cô, cô mua báo cũ không ạ?”

Mẹ luôn sống vì người khác

Albert Einstein từng nói: “Một cuộc sống vì một cuộc sống khác mới là một cuộc sống xứng đáng”. Câu nói này hoàn toàn phù hợp để nói về mẹ tôi.

Những con đường mới

Lúc ấy là năm 1903. Bà Annie Johnson sinh sống tại Arkansascùng hai con trai và đang lâm vào tình cảnh bế tắc. Tiền bạc của bà gần như đã cạn, bản thân bà không có khả năng đặc biệt nào ngoài việc đọc và cộng những con số đơn giản...

Cho đi rồi sẽ nhận về

Khi đang làm công việc giới thiệu các ca khúc trên đài phát thanh ở Columbus, Ohio, tôi thường hay ghé vào một bệnh viện địa phương trên đường về nhà. Tôi vào các phòng bệnh để đọc Kinh Thánh cho các bệnh nhân nghe hoặc trò chuyện cùng họ.

Hạnh phúc ở đâu

Vào một buổi sáng đẹp trời, chú cún con chạy đến bên mẹ và hỏi:

Chuyện về một cành nho

Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức sống. Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó.