Con chim bị mù hay ta không hiểu?

Nơi khu vườn anh nhà văn nọ có một cây si rất rậm rạp, xanh lá quanh năm. Từ phòng viết của mình, qua một tấm cửa kính, anh có thể nhìn thấy cây si ấy. Thói quen của anh là thức sớm mỗi ngày để viết, và anh vô cùng ngạc nhiên khi có một dạo, ngày nào, cũng có một con chim tới đâm cửa vào phòng anh. Nhiều ngày liên tục, liên tục, sáng nào cũng vậy, anh cũng đã có ý nghĩ giống như tôi: Phải chăng con chim đó bị mù? Hay bị một chứng bệnh nào đó?

Sự lý giải không được thỏa mãn, lại nhiều ngày tiếp tục trôi qua. Cho tới một hôm, anh quyết định bước ra khỏi cửa phòng mình, đứng về phía con chim, đối diện với tấm kính để nhìn vào căn phòng.

Anh không thể tin nổi vào mắt mình. Trước mắt anh là một cảnh tượng quá đẹp đẽ: Một cây si lung linh xanh thẫm in hình trên tấm kính, như thể ở một nơi nào đó thật xa, trong một không gian rộng hơn, sâu hơn. Và anh biết, con chim nhỏ bé kia đã “chán” cây si quen thuộc mỗi ngày của mình khi nó bất ngờ phát hiện ra một “cây si” khác. Nó đã đâm đầu vào đó để mong tìm tới một nơi đẹp đẽ hơn, lung linh hơn…
Câu chuyện ấy khiến tôi đã nghĩ tới vài điều:

– Đôi khi, không đứng ở vị trí người khác, nên chúng ta đã không hiểu được họ

– Và đôi khi, chúng ta không biết những gì chúng ta đang có mới là điều quan trọng, là hạnh phúc thực sự của chúng ta, mà chúng ta cứ đeo đuổi những chuyện mãi đâu đâu

– Nhưng biết đâu, chỉ trong sự ảo tưởng, chúng ta mới có được hạnh phúc, bởi vì hiện thực nhiều khi không như mong muốn, khiến chúng ta bắt buộc phải chạy trốn nó.

Chuyện xây cầu Brooklyn

Cầu Brooklyn bắc ngang con sông nằm giữa hai thành phố Manhattan và Brooklyn phải nói là phép lạ của ngành xây dựng. Vào năm 1883, một kỹ sư giàu óc sáng tạo tên là John Roebling, lòng đầy hứng khỏi khi nảy ra ý kiến xây một cây cầu thật ngoạn mục...

Tình yêu của một con vịt

Giờ học văn bắt đầu. Hôm nay thầy giảng bài Chuyện Cô bé Lọ Lem.

Cái bàn gỗ màu đỏ

Cách đây bốn mươi năm, chồng tôi và tôi hăm hở bước vào một cửa tiệm bán đồ gỗ - quảng cáo rằng họ sẽ giảm giá trong ngày lễ Lao Động.

Gió đã trở về hay chỉ thoảng qua

Cây đứng đó, 1 mình, lặng lẽ, âm thầm và cô đơn, gió đã không còn thổi…

Người chạy cuối cùng

Phần thưởng cao quý nhất cho công sức lao động của một người không phải là những gì người ấy nhận được, mà chính là qua đó anh ta đã tự cảm nhận được mình đã trưởng thành như thế nào. – John Ruskin

Trực giác của người mẹ

Tôi nhìn đồng hồ. Gần 4 giờ rồi, đã đến lúc tôi rời khỏi bệnh viện.

Sự ra đời của một người mẹ

Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu.

Nếu tôi được sống một lần nữa

Nếu tôi được sống một lần nữa…

Chúng ta nói chuyện nhé?

Lần đầu tiên đi chơi với Jeff, tôi không biết mình đang đến với một cuộc "hẹn hò".