Ngọn gió lành

Từ ngày về hưu, ông giáo già có thói quen mỗi sáng sau khi tập thể dục và tưới kiểng, ngồi vào bàn trà. Dưới mái hiên, chậm rãi và lặng lẽ ông hớp từng ngụm trà, đọc báo, hoặc ngước nhìn lên cây vú sữa. Thỉnh thoảng có những học trò cũ đến thăm ông. Sáng nay, lại có một thanh niên đến trước ông, cúi đầu:

– Thưa thầy, con chào thầy!

Ông nhìn anh thanh niên vạm vỡ trong bộ đồ thanh niên xung phong :

– Con học năm nào ? Ngồi xuống đi! Thầy đã hơn bảy mươi rồi, nên hay quên.

Anh thanh niên ngồi xuống, người to lớn nhưng giọng lại nhẹ nhàng :

– Dạ, con không học với thầy. Con là Hùng, biệt danh Hùng Hổ.

– À! – Ông giáo vỗ nhẹ xuống bàn.

Mười năm trước… Buổi chiều, ông trở về nhà, bỗng một toán học sinh tuôn vào sân nhà ông, đứa nào đứa nấy hớt hơ hớt hải:

– Bạn Hoàng bị đánh đổ máu, đi cấp cứu rồi, thầy ơi !

Đó là những đứa bạn thằng Hoàng, con ông.

– Sao nó bị đánh ? Ai đánh nó ?

– Dạ, một đứa lạ hoắc !

Là thầy giáo, ông chứng kiến bao nhiêu trận đánh nhau của học trò. Ông lo lắng, nhưng vẫn bình tĩnh :

– Các con cứ về đi. Để thầy xem

Ông chưa kịp đến bệnh viện thì Hoàng đã trở về trên một chiếc xích lô, mặt quấn băng trắng.

Chiều hôm sau, bạn của Hoàng đến thăm và cho biết đứa đánh con ông tên là Hùng, biệt danh Hùng Hổ. Nghe nói có đứa thuê Hùng Hổ đánh thằng Hỉ cùng lớp với con ông. Hoàng, Hỉ hơi giống nhau, tưởng Hoàng là Hỉ, Hùng Hổ đánh lầm.

– Té ra vậy ! – Ông hỏi. – Đứa đánh mướn đó bao nhiêu tuổi ?

– Cùng một lứa tuổi với tụi con, mười bốn, mười lăm gì đó.

– Bây giờ, thằng bé đó sao rồi ?

– Nó bị giữ ở đồn công an một đêm, sáng hôm sau ba má nó xin bảo lãnh.

Chiều hôm đó, có một người tuổi độ bốn mươi, nhũn nhặn đến gặp ông:

– Thưa thầy! Tôi là cậu của cháu Hùng. Ba má cháu Hùng muốn đến thưa chuyện với thầy cô, nhưng không dám, nên nhờ tôi. Ba má cháu xin chịu bồi thường tiền thuốc men.

– Tôi muốn gặp cháu Hùng và ba má cháu, hỏi rõ nguồn cơn.

Ông giáo về thành phố đã mười năm, đi thăm nhiều gia đình học trò, nhưng chưa bao giờ ông bước vào con hẻm bẩn thỉu, lầy lội như con hẻm dẫn đến nhà thằng Hùng. Vách nhà Hùng lởm chởm gạch đá, vôi vữa của hai nhà bên. Mái nhà là vải dầu chắp vá. Một cái chõng cho ba má Hùng, chỗ nằm của Hùng là cái nền đất lồi lõm. Ba má Hùng Hổ ngồi cúm rúm, còn Hùng ngồi bẹp dưới đất, mặt ngơ ngác.

Ông giáo hỏi:

– Cháu đánh mướn như vậy thì được bao nhiêu tiền ?

Nó lí nhí:

– Dạ không có tiền. Mỗi chiều tan học, nó cho con lên hon-đa, chở con đi lòng vòng.

– Chỉ có vậy thôi sao ? – Ông hỏi.

– Dạ, chỉ có vậy.

Ba má Hùng nhìn ông với đôi mắt van xin. Ông nói:

– Tôi sẽ không thưa kiện. Cũng không lấy tiền bồi thường thuốc men chi hết. Tôi chỉ có một điều kiện.

Hai vợ chồng cùng nói:

– Thưa thầy, điều kiện gì xin thầy cho biết.

– Điều kiện của tôi là cho cháu Hùng đi học.

– Thưa thầy, vợ chồng con có cho nó đi học nhưng nó bị đuổi.

– Sao bị đuổi, đuổi bao lâu rồi ?

– Dạ, một năm. Vợ chồng con đi làm suốt ngày, ở nhà nó lêu lổng. Vợ chồng con thiếu điều lạy thầy hiệu trưởng nhưng thầy vẫn không cho.

Ông giáo ngẫm ngợi một lúc :

– Tôi sẽ lo giúp cho cháu.

Cả hai vợ chồng cùng chắp tay xá ông. Khi ông đứng dậy, sắp bước ra hẻm thì Hùng đứng dậy khoanh tay :

– Thưa ông ! Ông cho cháu đến xin lỗi anh Hoàng.

Ông giáo đưa bàn tay vỗ nhẹ lên mái tóc rậm sau ót của Hùng :

– Cháu cứ đến… 

Đã mười năm trôi qua… Bây giờ cái cậu Hùng Hổ ấy đang ngồi trước mặt ông. Nhìn qua, ông biết Hùng đã trưởng thành, nhưng chưa rõ cậu ta làm gì. Ông chưa kịp hỏi thì Hùng đã bật đứng dậy chào Hoàng :

– Xin chào đạo diễn trẻ.

Hai đứa ngồi đối diện nhau. Hoàng hỏi:

– Hùng về đây chơi mấy ngày ?

– Làm gì có chuyện đi chơi. Tổng đội phái tôi về tìm anh, mời anh lên với anh em một chuyến, để có thực tế làm cho anh em một phim truyện, phim tài liệu chi đó.

Hoàng lại hỏi:

– Trên đó có bọn phá hoại không ?

– Bọn phá hoại chỗ nào mà không có !

– Được! Tôi đã có kịch bản phim truyện về đường Trường Sơn. Nhưng cậu có dám đóng vai thằng phá hoại không?

Hùng cười ngất:

– Sao lại không ? Nhưng anh phải nói với ba má tôi là tôi đóng vai thằng phá hoại, chớ không phải là thằng phá hoại đâu nhá.

Hai đứa cười, ông giáo già cũng cười theo. Gió lao xao qua vòm cây vú sữa, ngọn gió lành buổi ban mai thổi suốt qua tâm hồn ông.

Quà con gái tặng Bố

Tấm lòng của người tặng khiến món quà đáng yêu và quý giá. (Martin Luther)

Hai viên gạch

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc.

Con rối muốn làm người

Ngày nảy ngày nay tại một thành phố xinh đẹp, có một con rối tóc dài mượt như nhung, đôi mắt to tròn, cái miệng dễ thương luôn cười rất xinh xắn. Con rối xinh xắn đó tên là … À, mà không biết cũng được, đâu có gì quan trọng đâu.

Những dòng chữ từ người mẹ …

Enricô ơi! Thế là năm học hết rồi! Con sắp phải từ giã thầy con, bạn con. Nhân tiện mẹ cho con biết một tin buồn: cuộc từ biệt ấy không phải chỉ trong hai tháng rưỡi đâu, mà là suốt đời...

Hãy dám tưởng tượng

Khi mọi người thấy tôi ra tranh giải Đại hội thể thao Olympics thế giới, họ nghĩ rằng tôi hẳn phải là một vận động viên điêu luyện, nhưng sự thật không phải thế...

Khi khác biệt là đặc biệt

Nếu gặp Lynn thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng cậu ấy hơi… khác biệt. Trước hết, cậu ấy luôn nhìn thẳng vào mắt bạn – rất chăm chú – khi bạn nói chuyện với cậu ấy.

Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai

John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

Sự yêu thương dẫn đường

Khi còn trẻ tôi thích hầu như hết tất cả mọi thứ: kem, sôcôla, cái máy đánh chữ, khiêu vũ… Tôi cũng yêu thương rất nhiều người: cha mẹ, người yêu ( sau này là chồng), sau đó là con cái, các sinh vật mà chồng tôi nuôi trong nhà. ” Tôi thích cái này”.

Chuyện của Ann

Định mệnh đến thăm tôi vào ngày 10 tháng 9 năm 1984 - và ngay lập tức cuộc sống của tôi dừng một cách đột ngột.