Người học trò với con rùa

Xưa có một người học trò, một hôm, đi học về đi ngang qua bờ sông, thấy mấy người thuyền chài bắt được một con rùa, đang bàn nhau đem về làm thịt để đánh chén. Người học trò đến nói rằng: “Có phải các ông muốn uống rượu, tôi có quan tiền đây, xin đưa hầu các ông và xin các ông làm phúc đừng giết chết con rùa“.

Những người kia bằng lòng nhận quan tiền, rồi trao con rùa cho người học trò. Người học trò đem con rùa về nhà, coi sóc nuôi nấng ân cần quí hóa lắm. Quái lạ, mấy hôm sau cứ buổi đi học về, thì người học trò đã thấy một mâm cơm để phần rất tử tế, không biết ai thổi nấu mà ngon lành như thế. Một hôm, người học trò giả dạng vuốt ve con rùa, nói rằng: “Nàng ở nhà ngoan nhé! Hôm nay ta đi có chút việc cần đến đêm mới về“.

Rồi anh ta đi một chốc là lộn về ngay. Anh ta khẽ đứng dòm vào trong nhà, thì thấy một người con gái rất đẹp đang ngồi thổi cơm. Anh ta vội chạy lẻn vào, nắm chặt lấy cổ tay người con gái, hỏi rằng: “Nàng là ai ở đâu mà đến đây ?”

Người con gái nói: “Tôi xin thú thật cùng thầy, tôi là con rùa đây. Tôi có nhờ thầy cứu khỏi mới thoát tay bọn thuyền chài. Ơn thầy bao giờ dám quên, nên tôi định gắng ở lại đây ít lâu để nuôi nấng cho thầy ăn học, chờ khi thầy làm nên công danh rồi, thời tôi lại trở về thủy phủ“.

Người học trò bảo: “Nếu quả thật như vậy, thì âu cũng là túc trái tiền duyên gì đây. Dám xin gả nghĩa vợ chồng“.

Người con gái gạt đi nói rằng: “Không xong. Tôi với thầy kẻ dương gian người thủy phủ, âm dương cách biệt, không thể lấy được nhau. Bây giờ thiên cơ đã lộ, thì tôi phải về, chớ không ở được với thầy một ngày nào nữa“.

Người học trò nghe nói, sụt sùi gạt nước mắt. Người con gái phải yên ủi dỗ dành bảo đưa chỗ cho đi học. Rồi lại đội lốt rùa vào mà đưa người học trò xuống học dưới thủy phủ. Đến kỳ thi, lại đưa lên mặt đất thì người học trò đi thi đỗ Trạng nguyên. Lúc về vinh qui, đi ngang qua con sông trước, người học trò nhớ đến chuyện xưa, làm mấy câu hát chơi rằng:

“Nước lênh đênh thấy rùa trôi nổi,
Mua đem về nuôi bấy lâu nay.
Năm năm tháng tháng ngày ngày,
Cơm ăn còn nhớ, nghĩa này ở đâu.
Tưởng những nên nghĩa Trần Châu,
Nào hay chửa dựng nhịp cầu sông Ngân.
Tưởng những nên nghĩa Tấn Tần.
Nào hay trời đất chẳng vần lại cho”.

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Bò béo bò gầy

Ngày ấy vào thời vua Lê chúa Trịnh có hai vợ chồng một người nho sinh họ Lê. Nhân ngày cuối năm dắt nhau về thăm quê quán trong thành...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...

Tiêu diệt mãng xà

Ngày xưa, trong một hang núi nọ có một con mãng xà. Đầu nó to bằng cái chum, trên đầu có mào đỏ, hai mắt như hai quả quýt, thân dài hơn trượng...

Người con gái Nam Xương

Ngày xưa, ở làng Nam-xương có cô gái tên là Vũ Thị Thiết, người đã xinh đẹp lại thùy mị nết na. Nàng lấy chồng là Trương sinh vốn là người cùng làng. Trương sinh có tính cả ghen, hay để tâm xét nét vợ...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Thạch Sanh - Lý Thông

Xưa ở quận Cao Bình có gia đình bác tiều phu Thạch Nghĩa, vợ chồng tuổi cao mà vẫn không con. Ông bà lo buồn và ra sức làm việc nghĩa. Ông thì sửa cầu, sửa cống, khơi rãnh, đắp đường. Bà thì nấu nước cho người qua đường uống...

Bảy điều ước

Ngày xưa có hai vợ chồng bác nông sinh được hai người con trai. Người anh thì tham lam, lười biếng còn người em thì thật thà, tốt bụng, chăm chỉ chịu thương chịu khó...