Những lá bài xoay ngược cuộc đời

Làm thế nào mà tôi đã thoát khỏi sự bủa vây của quá khứ?

Vào những buổi chiều thứ bảy khi tôi lên 10, cha tôi thường dắt tôi đến một tiệm nhỏ bán bánh mì xăng-quít ở dưới phố Philadelphia, nơi ông hay đánh bài rumi tay đôi ở phía sau với những người đàn ông bề ngoài trông dữ dằn. Họ bập xì gà liên tục và nhả khói dày đặc làm không khí xám xịt, ngập ngụa, trộn lẫn với mùi thịt nướng và hành.

Trong khi họ đánh bài tôi giết thời gian nơi máy bắn đạn sáng rực trong một góc tối. Cái máy này mô phỏng theo một trò cờ bạc, và nếu bạn thắng được trong một số trò chơi thì người chủ sẽ trả tiền cho bạn. Ðó là vào những năm 60, chúng tôi sống dựa vào tiền trợ cấp phúc lợi xã hội, vì thế có lần, khi tôi ăn được 4 đô la thì máu đỏ đen càng ngấm vào người tôi.

Thời bấy giờ, tôi hoàn toàn không nhận thức được điều đó, nhưng cha tôi đã trở thành một kẻ nghiện bài bạc, xúc xắc, và đua ngựa. Nhiều lần tôi đã thấy hậu quả của sự nghiện ngập nơi cha. Ðồ đạc trong nhà dần dần biến mất vì cầm cố, đặt cược hoặc trả nợ. Tôi cảm nhận được sự căng thẳng giữa cha tôi và mẹ tôi.

Ngoại trừ những ngày chơi với cái máy đánh bạc, thì tôi cũng đã không đam mê bài bạc gì. Cho đến khi tôi 30 tuổi, nhiều sòng bạc đã mọc lên ở thành phố Atlantic, không xa khu nhà tôi ở Philadelphia.

Lần đầu tiên, tôi chỉ thử chơi cho vui nơi một máy đánh bạc. Thế nhưng khi ba con số 7 hiện lên và máy nhả ra 125 đô la thì tôi đứng sững sờ, tim đập liên hồi. Sự cuốn hút quá mạnh mẽ – một điều gì đó đã dâng tràn trong huyết quản, giống như tình yêu, như một cơn sốt.

Thời đó tôi làm nghề kinh doanh đồ gỗ thủ công, và cũng không kiếm được nhiều tiền cho lắm, thế nhưng tôi chợt thấy càng lúc mình càng thường xuyên đi đến những sòng bạc hơn. Bây giờ tôi đã không chơi với máy nữa, con bồi đen đã trở thành trò chơi của tôi, và hôm nào được bạc là tôi ở lại sòng bạc thâu đêm.

Một sáng sớm, tôi thấy mình đang ngồi với đống tiền ba ngàn hai trăm đô la trước mặt. Mặc dù mắt tôi díu lại, miệng đắng ngắt, tôi vẫn chơi không ngừng, với cảm giác phơi phới của một đêm thắng “đậm”.

Từng lúc, tôi lại thắng được ít ván hơn, và dần dà những ván thua lại trở nên thường xuyên. Một lát sau tôi sợ hãi vì cháy túi- tôi biết con số đã lên tới hàng ngàn.

Mặc dù vậy, tôi vẫn khao khát cái không gian với những ánh đèn thắp sáng trên đầu, tấm chiếu bạc phẳng phiu màu lá cây, những lá bài quyết liệt rơi xuống. Và thế là tôi cứ tiếp tục ngựa quen đường cũ để thỏa mãn cơn thèm khát đó.

Tôi chưa bao giờ cảm thấy rằng mình đã mắc phải căn bệnh ghiền cờ bạc. Tôi không phải như một trong số những người ở đây. Tôi có tiền trong ngân hàng. Tôi không cầm cố máy móc thiết bị của mình. Và vợ tôi không hề hay biết gì về tật xấu nghiêm trọng đó của tôi.

Một đêm đầu đông năm 1994, tôi mang theo 1000 đô la đến khu phố Atlantic và sau một canh bạc 2 tiếng đồng hồ, tôi cháy túi. Tôi đã từng thua nhiều trước đó, nhưng thường khi là lâu hơn. Giờ đây tôi cảm thấy bồn nôn và kích động bởi những tiếng ồn ào xung quanh, đầu váng vất vì khói thuốc.

Tuy nhiên tôi vẫn đến máy đổi tiền và nhận 1000 đôla khác. Thế rồi tôi đến bên một chiếc bàn mà tại đây đơn vị tính thấp nhất cho mỗi ván là 100 đô la, với quyết tâm gỡ lại tất cả số tiền đã mất – máu nóng đã dồn hết lên đầu tôi.

Tôi thua thẳng 8 ván. Choáng váng tôi gắng gượng rời khỏi bàn và đến gần lối ra, một sự phẫn nộ đang dậy lên trong lòng tôi. Mắt mờ đi, tôi đâm phải một phụ nữ và làm đổ tung toé những đồng xu trong chiếc xô trên tay cô ta, tôi không đứng lại cũng chẳng thèm xin lỗi.

Ở ngoài sân đậu xe, tôi tựa đầu vào thành xe lạnh ngắt. Tôi đá chân bên này, bên kia. Cuối cùng tôi ngồi vào trong xe và lái về nhà ở Philadelphia. Khi tôi lướt đi, qua những con đường lạnh lẽo im vắng lúc 4 giờ sáng, qua những ngôi nhà đang trang hoàng rực rỡ cho mùa giáng sinh, những hồi ức dồn nén bấy lâu bỗng tuôn tràn về. Tôi thấy lại mình đang nằm trên chiếc ghế bố mòn vẹt. Cây thông Noel bị đẩy vào một góc trong căn hộ nhỏ bé của gia đình chúng tôi. Thình lình cánh cửa bật tung ra và cha tôi ngã dúi vào phòng, đá vào cây giáng sinh.

Không biết vì sao hồi đó tôi đã hiểu hết mọi điều đang xảy ra- cha tôi đã thua một số tiền lớn. Ông bắt đầu la thét trong cơn cuồng nộ nguyền rủa số phận, những con bài, vận đen và sự đần độn của mình. Ông đá vào cây thông và giẫm lên những gói quà. Rồi ông đổ ập xuống ghế khóc rền rĩ.

Chúng tôi đã sống trong những nỗi ám ảnh và bức bách, tôi không thể đòi hỏi được biết những người độc ác nào đã gây cho cha ra nông nỗi này, nhưng giờ đây tôi hoàn toàn hiểu rõ rằng điều gì đang dẫn dụ tôi đi.

Khi tôi dừng xe lại trước nhà, nước mắt tôi tràn ra. Tôi không muốn cho những người thân yêu của tôi phải gánh chịu cùng nỗi khổ sở mặc cảm tội lỗi và thất vọng như tôi khi còn là một đứa trẻ thơ. Tôi cũng không bao giờ muốn phải cảm thấy khốn khổ như giờ phút này đây.

Vào chính giây phút đó, tôi đã đánh cược với chính mình: Mi sẽ không bao giờ có thể rời xa được chiếu bạc. Ðó là một sự đánh cá liều lĩnh ngược với bản tính tự nhiên của tôi – một lời thề ngược ngạo. Và tôi cứ cá cược như thế vào mỗi bình minh. Nhưng nhờ trời, đó là một sự cá cược mà tôi đã “thua” gần 2700 lần mặt trời mọc.

Cho và Nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Gượng cười để bước đi

Trong mỗi chúng ta có ai đã từng gượng cười trước mặt người khác chưa?!?

Hạnh phúc ở đâu

Vào một buổi sáng đẹp trời, chú cún con chạy đến bên mẹ và hỏi:

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Không thiếu một người nào

Chad là một cậu bé trầm lặng, nhút nhát. Một ngày nọ, sau khi đi học về, cậu nói với mẹ rằng cậu muốn làm thiệp Valentine để tặng tất cả các bạn trong lớp.

Hãy suy nghĩ

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Đừng bao giờ quên

Sự hiện hữu của bạn là món quà cho thế giới này. Bạn là duy nhất và không ai thay thế được bạn.

Nhưng mà Bố…

“Đi mà Bố.. Bố cho con đi nhé”, tôi đứng khoanh tay ngay trước chiếc ti vi cố thuyết phục Bố rằng tôi là người duy nhất ở trường không tham dự buổi dạ hội.

Học làm người

Đại sư Tinh Vân có một người đệ tử, sau khi tốt nghiệp đại học liền học thạc sĩ, rồi học lên tiến sĩ, sau nhiều năm đèn sách cuối cùng cũng đã hoàn thành luận án tiến sĩ nên vô cùng mừng vui.