Nó là bạn cháu

Tôi nghe câu chuyện này ở Việt Nam và người ta bảo đó là sự thật. Tôi không biết điều đó có thật hay không; nhưng tôi biết những điều kỳ lạ hơn thế đã xảy ra ở đất nước này.

John Mansur

Cho dù đã được định trước, những khối bê tông vẫn rơi xuống trại trẻ mồ côi trong một làng nhỏ. Một, hai đứa trẻ bị chết ngay lập tức. Rất nhiều em khác bị thương, trong đó có một bé gái khoảng tám tuổi.

Dân làng yêu cầu thị trấn lân cận liên lạc với lực lượng quân đội Hoa Kỳ để giúp đỡ về mặt y tế. Cuối cùng, một bác sĩ và một y tá người Mỹ mang dụng cụ đến. Họ nói rằng bé gái bị thương rất nặng, nếu không được xử lý kịp thời nó sẽ chết vì bị sốc và mất máu.

Phải truyền máu ngay. Người cho máu phải có cùng nhóm máu với bé gái. Một cuộc thử máu nhanh cho thấy không có ai trong hai người Mỹ có nhóm máu đó, nhưng phần lớn những đứa trẻ mồ côi bị thương lại có.

Người bác sĩ nói vài tiếng Việt lơ lớ, còn cô y tá thì nói ít tiếng Pháp lõm bõm. Họ kết hợp với nhau và dùng điệu bộ, cử chỉ cố giải thích cho bọn trẻ đang sợ hãi rằng nếu họ không kịp thời truyền máu cho bé gái thì chắc chắn nó sẽ chết. Vì vậy, họ hỏi có em nào tình nguyện cho máu không.

Đáp lại lời yêu cầu là sự yên lặng cùng với những đôi mắt mở to. Một vài giây trôi qua, một cánh tay chậm chạp, run rẩy giơ lên, hạ xuống, rồi lại giơ lên.

– “Ồ, cảm ơn. Cháu tên gì?” – cô y tá nói bằng tiếng Pháp.

– “Hân ạ” – cậu bé trả lời.

Họ nhanh chóng đặt Hân lên cáng, xoa cồn lên cánh tay và cho kim vào tĩnh mạch. Hân nằm im không nói lời nào.

Một lát sau , cậu bé nấc lên, song nó nhanh chóng lấy cánh tay còn lại để che mặt.

Người bác sĩ hỏi “Có đau không Hân?”. Hân lắc đầu nhưng chỉ vài giây sau lại có tiếng nấc khác. Một lần nữa, cậu bé cố chứng tỏ là mình không khóc. Bác sĩ hỏi kim có làm nó đau không, nhưng cậu bé lại lắc đầu.

Bây giờ thì tiếng nấc cách quãng nhường chỗ cho tiếng khóc thầm, đều đều. Mắt nhắm nghiền lại, cậu bé đặt nguyên cả nắm tay vào miệng để ngăn không cho những tiếng nấc thoát ra.

Các nhân viên y tế trở nên lo lắng. Rõ ràng là có điều gì không ổn rồi. Vừa lúc đó, một nữ y tá người Việt đến. Thấy rõ vẻ căng thẳng trên mặt cậu bé, chị nhanh chóng nói chuyện với nó, nghe nó hỏi và trả lời bằng một giọng hết sức nhẹ nhàng.

Sau một lúc, cậu bé ngừng khóc và nhìn chị y tá bằng ánh mắt tỏ vẻ hoài nghi. Chị y tá gật đầu. Vẻ mặt cậu ta nhanh chóng trở nên nhẹ nhõm.

Chị y tá khẽ giải thích với những người Mỹ: “Cậu bé cứ nghĩ là mình sắp chết. Nó hiểu nhầm. Nó nghĩ các vị muốn nó cho hết máu để cứu sống bé gái kia.”

– “Vậy tại sao nó lại tự nguyện cho máu?” – người y tá lục quân hỏi

Chị y tá người Việt phiên dịch câu hỏi lại cho cậu bé và nhận được câu trả lời rất đơn giản: “Vì nó là bạn cháu”.

Tuyết Linh (dịch từ She’s my friend)

Niềm tin #2

Cách đây vài năm, một giáo viên phổ thông được thuê để dạy riêng cho những học sinh phải nằm viện. Nhiệm vụ của cô là kèm cặp cho các em khỏi mất bài, để có thể theo kịp chúng bạn khi xuất viện.

Cha và con

Khi Mark lên năm tuổi thì cha mẹ anh ly dị. Anh ở với mẹ, còn cha thì gia nhập quân đội.

Một phút suy nghĩ

Bạn thấy mình cần phải giữ mọi thứ được cân bằng. Hãy thử những cách sau đây:

Bài văn của Tommy

Chỉ chốc lát nữa thôi, cả bố và mẹ của Tommy, vừa mới sống ly thân với nhau, sẽ đến dự buổi họp phụ huynh về việc học tập sa sút và hành vi phá phách của cậu. Thế nhưng, cả hai người đều không biết rằng họ được mời đến cùng lúc.

Bài học từ Hươu cao cổ

Khi sinh con, hươu mẹ không nằm mà lại đứng; và như vậy hươu con chào đời bằng một cú rơi hơn 3m xuống đất và nằm ngay đơ. Rồi hươu mẹ làm một việc kỳ lạ: đá hươu con cho đến khi nào chú ta chịu đứng dậy mới thôi.

Mối tình 60 năm

Một ngày đông buốt giá, trên đường về nhà, chân tôi vấp phải một chiếc ví ai đó đánh rơi bên đường. Tôi nhặt lên, mở ví ra coi có giấy tờ tùy thân gì khả dĩ giúp tôi trả lại khổ chủ.

Tâm hồn và tình yêu của thiên nga

Năm thứ hai đại học của tôi sắp sửa kết thúc. Vào một đêm nóng bức trong tuần cuối cùng của tháng năm, tôi nhận được điện thoại của mẹ ở ký túc xá cho biết tôi sẽ về nghỉ hè với ông bà để phụ giúp công việc đồng áng.

Sự yêu thương dẫn đường

Khi còn trẻ tôi thích hầu như hết tất cả mọi thứ: kem, sôcôla, cái máy đánh chữ, khiêu vũ… Tôi cũng yêu thương rất nhiều người: cha mẹ, người yêu ( sau này là chồng), sau đó là con cái, các sinh vật mà chồng tôi nuôi trong nhà. ” Tôi thích cái này”.

Vì sao chúng ta phải không ngừng cố gắng?

Bạn gái tôi ăn luôn miệng, không chăm chỉ kiếm tiền, sợ nuôi không nổi cô ấy.