Sao Hải vương được phát hiện nhờ toán học như thế nào?

Có chín hành tinh lớn trong hệ Mặt Trời. Hầu như việc phát hiện mỗi hành tinh đều gợi sự chú ý đặc biệt của mọi người.

Ngay từ thời cổ đại, người ta đã dựa vào mắt thường để phát hiện các hành tinh: Sao Hoả, Sao Kim, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thuỷ. Vào năm 1781, nhà thiên văn chuyên nghiên cứu các hành tinh của nước Anh là Wiliam Hershel nhờ một kính viễn vọng có độ phóng đại lớn tự chế tạo đã quan sát hệ Mặt Trời và tìm thấy một hành tinh mới đó là sao Thiên vương. Sau khi phát hiện Thiên vương tinh là sự phát hiện sao Hải vương.

Điều rất thú vị là việc phát hiện sao Hải vương không phải qua quan trắc mà do hai nhà thiên văn dùng “phương pháp toán học” tính ra được.

Khi Hershel dùng kính viễn vọng ngẫu nhiên phát hiện được sao Thiên vương đã đem lại nhiều lo lắng cho các nhà thiên văn hơn là vui mừng, bởi vì hành tinh này thường xuyên vượt ra ngoài quỹ đạo. Sao “Thiên vương” như anh chàng say rượu, luôn lảo đảo, chao đảo trên đường đi.

Vào năm 1845, nhà thiên văn Pháp Le Verrier nghe được thông tin này, dựa vào các tư liệu thu thập được, và các số liệu quan trắc, ông đã lập được chín phương trình và đến ngày 31-8-1846 tính ra quỹ đạo của một hành tinh chưa biết cũng như tính toán sẵn vị trí mà hành tinh đó sẽ xuất hiện. Kết luận này được trưởng đài thiên văn Berlin là Gale chú ý và về sau chính Gale đã phát hiện sao Hải vương.

Song người tính ra “Hải vương tinh” sớm nhất không phải là Leverier mà là nhà thiên văn người Anh A đem thực hiện vào ngày 10.9.1845 và đã gửi các báo cáo đến cho một giáo sư ở đài thiên văn Cambridge, nhờ họ quan trắc và tìm hành tinh bí mật nọ.

Có thể bấy giờ Ađem vẫn còn là người chưa có tiếng tăm gì trong giới thiên văn nên các ý kiến của anh thanh niên 20 tuổi này chưa được chú ý.

Về sau các nhà thiên văn ở Anh và Pháp tranh nhau quyền phát hiện sao Hải vương, nhưng Gale và Ađem đã đứng ngoài cuộc tranh chấp và họ trở thành đôi bạn thân.

Việc dùng toán học chứng minh sự tồn tại của sao Hải vương đã chứng minh uy lực mạnh mẽ của toán học.

Vì sao ở Bắc bán cầu mùa đông ngày ngắn đêm dài, mùa hè ngày dài đêm ngắn?

Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày...

Vì sao trong bụng nhặng xanh có rất nhiều dòi?

Khi bạn dùng vỉ đập chết một con ruồi nhà, trong bụng nó không có gì. Nhưng khi đánh một con nhặng xanh thì từ bụng nó thường chui ra rất nhiều dòi.

Kim loại đen có phải thực sự có màu đen không?

Kim loại là một gia đình lớn. Trong thiên nhiên có đến 86 nguyên tố kim loại.

Vì sao trước lúc tiêm, phải đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm?

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy y sĩ trước khi tiêm thường đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Đó là để bảo đảm điều trị an toàn.

Vì sao sau khi giật mình mặt lại tái xanh?

Trong cuộc sống, hầu như mọi người đều gặp những trường hợp khẩn cấp nào đó. Khi đột nhiên bị giật mình, cơ thể sẽ có phản ứng, biểu hiện là mặt tái...

Tiết khí được xác định như thế nào?

Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời mất 365 ngày 5h48'46, Trái Đất tự quay quanh mình một vòng mất 23h56'4. Vì quỹ đạo quay quanh Mặt Trời không...

Vì sao mỗi người đều có lỗ rốn ở bụng?

Mỗi người ở bụng đều có lỗ rốn. Lỗ rốn này đã xuất hiện như thế nào? Thai nhi được hình thành và phát triển trong bụng mẹ.

Vì sao vật liệu nanomet lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật?

Kỹ thuật nanomet xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, do những tính chất kỳ lạ của vật liệu nanomet, là một trang mới trong kỹ thuật cao.

Tại sao một cây cầu lại nhiều gầm cầu?

Các cầu bắc qua sông được chống đỡ bằng trụ cầu, chiều dài của gầm cầu giữa các trụ cầu gọi là "khẩu độ" của cầu. Rõ ràng là, khẩu độ càng lớn, thì...