Sự ra đời của một người mẹ

Đứa con đầu lòng của tôi, một cháu gái, ra đời ngày 27-7-2002. Tôi cứ tưởng rằng mình đã chuẩn bị sẵn sàng để sinh cháu. Tôi đọc sách và các bài báo viết về việc sinh con và chăm sóc trẻ. Phòng dành riêng cho cháu đã được chuẩn bị sẵn sàng. Tôi cũng đã chuẩn bị đèn ngủ, tã lót, núm vú cao su, thau chậu và mọi thứ cần thiết khác. Cảm giác của tôi lúc đó là không còn có thể chuẩn bị gì thêm.

Điều mà tôi chưa hề chuẩn bị là cái cách mà toàn thể thế giới này thay đổi ngay từ giây phút cháu bé được sinh ra. Tình yêu tuyệt đối mà tôi dành cho cháu bé có thể làm tôi rơi lệ. Tôi đâu ngờ rằng tôi không thể hát hết câu hát ru đầu tiên vì không cầm được nước mắt.

Tôi chẳng có khái niệm gì là mình sẽ cảm thấy thế nào khi cô y tá trao cháu bé cho tôi rồi bảo: “Cháu đang tìm chị đây này!”, và hình ảnh đôi mắt xanh sâu thẳm của cháu nhìn tôi sẽ in đậm dấu ấn trong lòng tôi mãi.

Tôi hoàn toàn không biết rằng vì một ai đó mà mình có thể dễ dàng tổn thương đến thế. Lần đầu tiên mang cháu đi siêu thị làm cho tôi có cảm giác như gấu mẹ bảo vệ gấu con. Ra khỏi cửa mà không mang cháu bé theo cũng làm tôi lo lắng đến thót tim.

Tôi cũng không biết rằng sự xuất hiện của cháu bé đã thay đổi hẳn cách nhìn của tôi và chồng tôi đối với nhau. Hạ sinh một đứa trẻ và quá trình cho bú mớm cho tôi thấy rõ giá trị bản thân mình. Ai đó sao không cho tôi biết rằng tôi chẳng còn có thể xem bản tin buổi tối vì tất cả những tin tức về trẻ em bị ngược đãi đều làm tôi mường tượng đến khuôn mặt của con gái tôi.

Tại sao chẳng ai nói cho tôi biết về những chuyện như thế? Tôi thật sự bị choáng ngợp. Tôi chưa lần nào xa cháu bé mà lại không luôn nghĩ về nó, hay mỗi lần thấy một vết đỏ trên da nó mà lại không làm tôi lo lắng. Liệu tôi có thể trở thành một người mẹ thật sự như tôi mong muốn cho con gái tôi?

Tôi thường nghe nói, và giờ đây tôi biết đó là sự thật, rằng khi một phụ nữ sinh đứa con đầu tiên là có hai sự ra đời. Trước hết là sự ra đời của đứa trẻ, thứ đến là sự ra đời của bà mẹ. Có lẽ sự ra đời này là sự ra đời không thể chuẩn bị được.

Điều ước của 3 cây cổ thụ

Ở một khu rừng nọ có ba cây cổ thụ đang bàn luận về tương lai. Cây thứ nhất nói: “Một ngày nào đó tôi muốn được trở thành chiếc hộp đựng châu báu với hình dáng lộng lẫy”.

Cong, nhưng đừng gãy

Một trong những hồi ức thân thương nhất của tôi khi còn thơ đó là đi dọc và ngồi xuống bên bờ sông. Nơi đó tôi được tận hưởng sự yên bình và tĩnh lặng, ngắm nhìn dòng nước lặng lờ trôi và tiếng những con chim hót và những chiếc lá cây rì rào.

Sức sống mãnh liệt

Lần đầu tiên tôi thấy con Khói là khi nó đang ở trong đống lửa! Một lần cùng ba đứa con nhỏ của mình đến bãi rác nằm ngoài thị trấn để đốt rác như thường lệ, tôi phát hiện nó bị vùi trong một đống gạch đang cháy âm ỉ...

Chiếc hộp yêu thương

Chuyện kể rằng có một người đàn ông đang phạt đứa con gái 3 tuổi của mình chỉ vì tội phung phí những tờ giấy gói vàng. Gia đình đang khó khăn và chỉ riêng vấn đề tiền bạc cũng đủ làm ông đau đầu.

Có khi nào bạn tự hỏi

Có khi nào bạn tự hỏi: “Tại sao mình không có một người bạn nào cả?” trong khi bạn lại không chịu mở rộng trái tim để bạn bè có thể đến với bạn.

Hãy suy nghĩ

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Sức mạnh của sự tập trung

Ở một vùng quê nọ, có hai cha con một nhà trồng hoa đang sinh sống trong một khu vườn rộng lớn. Người cha chăm chỉ, yêu lao động và được cả xã hội công nhận về thành công trong lĩnh vực trồng hoa.

Sẽ luôn tìm được cách

Cho đến khi 8 tuổi, tôi vẫn nghĩ rằng ngày chủ nhật gọi là “Sunday” bởi vì người ta trải qua ngày đó ngoài trời. Tôi nghĩ vậy vì ngày chủ nhật của tôi luôn ở ngoài vườn với mẹ Nana.

Hạnh phúc ư? Đơn giản lắm…

Tôi có một cô bạn, chờ phải được tuổi mới cưới. Chưa được tuổi, cô ấy dứt khoát chỉ dọn đồ về sống chung với người yêu thôi.