Sự tích bà chúa Vĩnh

Tục truyền rằng: Bà chúa Vĩnh chính là con gái của bà Tồ Cô. Khi các chị  em cùng một bọc đã chia nhau đi mỗi người một nơi, riêng bà chúa Vĩnh thương mẹ hơn cả nên vẫn quanh quẩn ở lại vùng Phật Tích cho gần gũi mẹ.

Thấy ruộng bãi trong vùng còn chật hẹp, bông lúa cấy ra lơ thơ như bông cỏ may, bà chúa Vĩnh buồn lắm nhưng chưa biết làm cách nào. Một lần ra đồng bà để ý thấy góc ruộng có nhiều phân trâu bò, lúa tốt hơn. Từ đó, bà nghĩ ra cách đi nhặt phân về bón cho lúa. Vừa làm, bà vừa hướng dẫn cho người trong vùng  làm theo. Quả nhiên vụ lúa năm ấy, bông thóc nào cũng uốn câu, nặng trĩu hạt mẩy.

Những bông thóc đầy chín dần trong nắng vàng hoe. Cơn gió đi qua mang mùi thơm lúa chín, mang tiếng rì rào của những hạt thóc reo vào nhau bay xa. Những bầy thú, bầy chim rừng đưa nhau kéo đến cắn phá. Bà chúa Vĩnh gọi mọi người ra săn bắt, đuổi đánh chim thú đi.

Một lần chạy theo hai con hươu đã bị đánh què chân, bà chúa Vĩnh thấy chúng cố lết vào bụi cây rồi vặt lá nhai, đắp vào vết thương một lúc vết thương lành lại, hai con hươu lại chạy đi như thường. Biết là cây ấy có thể làm thuốc được, bà chúa Vĩnh để mặc cho hươu trốn thoát, rồi vào bụi cây cắt lá mang về...

Từ đó, để ý quan sát các loài thú vật, chim chóc, bà chúa Vĩnh học được rất nhiều phương thuốc quí. Trong làng ngoài xóm ai có bệnh gì bà đều đến chữa khỏi, danh tiếng bà chúa Vĩnh được khắp một vùng biết tới.

Một đêm đã gần về sáng bà chúa Vĩnh chợt tỉnh dậy, nghe tiếng động rất mạnh ngoài phên cửa, bà về ngồi lên thì cửa bỗng mở tung. Một con Hổ đen, to như con bò mộng lừng lửng đi vào. Bà chúa Vĩnh định kêu lên nhưng thấy dáng điệu con Hổ có vẻ hiền lành, nên lại bình tĩnh. Bà chúa Vĩnh bảo Hổ:

- Mày đau chỗ nào, tao chữa cho.

Con Hổ phủ phục xuống dưới chân bà chúa Vĩnh, nó quay đầu lại phía sau, ra hiệu mời bà đi chữa cho con khác cơ. Bà chúa Vĩnh vội tìm túi thuốc mang theo. Hổ đen đặt bà chúa lên lưng mình rồi phóng vào rừng sâu. Ở đây có  con Hổ vàng bụng trướng lên đang nằm vật vã lăn lộn. Thì ra, Hổ đen đón bà  đến đỡ đẻ cho vợ nó. Bà chúa Vĩnh lấy thuốc ra đắp vào trán con Hổ vàng. Một  lúc, cơn đau Hổ cái dịu đi, cái bụng trướng thót lại, nó đã đẻ ra một con Hổ con. Hổ đen gầm lên mừng rỡ, đưa bà chúa Vĩnh trở lại nhà. Lúc đó, trời mới tang tảng sáng.

Chuyện bà chúa Vĩnh đỡ đẻ cho Hổ, lẽ ra thì không ai biết, nhưng vì Hổ đen nhớ ơn bà, hôm sau bắt được con lợn rừng. Hổ đen đã mang đến tạ ơn. Con lợn to quá, bà chúa gọi dân làng đến chia cho, nhà nào cũng được thịt ăn, nên khắp nơi dân gian đều ca tụng. Từ đấy cứ dăm bữa nữa tháng, Hổ lại mang lợn đến cho bà. Có lần Hổ tha lợn tới giữa ban ngày, dân làng gặp kêu kinh sợ, xô  nhau chạy. Bà chúa Vĩnh thất thế, bảo hổ:

- Đến với ta, mày phải ngoan, cấm dọa nạt ai.

Hổ cúi đầu, vẫy vẫy nghe lời. Thấy Hổ hiền lành dần dần dân làng quen đi, đã dám đến gần. Nhất là trẻ con, bạo hơn thường tới sát, vuốt ve trên lông Hổ. Thỉnh thoảng Hổ lại cõng bà chúa Vĩnh vào rừng, lên núi xem phong cảnh. Mỗi lần đi như thế, bà chúa Vĩnh lại có quà cho dân làng.

Một bận bà chúa Vĩnh bảo Hổ đen lên núi Nguyệt Hằng thăm mẹ. Hai ba tháng sau không thấy bà chúa Vĩnh trở lại, mọi người đều lo lắng. Đúng lúc mọi người đang xôn xao bàn tính, định cử người đi tìm thì Hổ đen đưa bà chúa Vĩnh trở về.

Trên lưng Hổ, bà chúa Vĩnh như càng xinh đẹp, mạnh mẽ hẳn lên. Đối mắt lóng lánh nhìn xa. Tấm yếm đào căng đầy trước ngực. Dải yếm đào bay bay  như múa.

Hai tay cầm hai dải yếm đào, bà chúa Vĩnh phất ra trước mặt. Lạ thay, càng phất hai dải yếm càng dài, dài mãi ra.

Dải yếm bên trái phất ra đến đâu thì những rừng ngập nước câu búi lúp xúp u tối, những đầm lầy đen đặc muỗi dĩn, đỉa vắt đều biến đi cả.

Dải yếm bên phải phất ra đến đâu thì đồng ruộng phì nhiêu, ngô lúa tươi tốt mở mang ra đến đấy.

Dưới dải yếm bay bay, dân làng chia nhau đi cắm đất làm ăn, cày cấy... Tiếng giục trâu bò, tiếng hát hò đối đáp, tiếng nước reo, gió thổi âm vang khắp vùng sông bãi bằng phẳng màu mỡ... Vùng Phật Tích bây giờ vẫn còn một con đường thẳng tắp chạy suốt về phía chân trời. Đó là con đường dải yếm, mang tên di tích của bà chúa Vĩnh. Đến nay không ai biết do đâu bà chúa Vĩnh có được  tấm yếm đào thần kỳ ấy. Có người bảo, bà được tiên truyền cho. Có người bảo, tấm yếm đó chính là yếm của bà Tồ Cô, đấng sáng tạo, đã tạo cho người con gái  hiếu thảo biết thương dân...

Sự tích hồ Gươm

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy...

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...

Chàng ngốc học khôn

Ngày xưa, có anh chàng tên là Đần lấy chị vợ tên là Khôn. Cả đời một chữ cắn làm đôi không biết, anh ta lại chẳng chịu thò đầu đi đâu, chỉ ru rú ở xó nhà để vợ sai bảo, từ việc nhỏ tới việc lớn, nên đã đần lại càng đần thêm...

Sọ Dừa

Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con...

Từ Thức gặp tiên

Vào đời nhà Trần ở châu Ái có một chàng trẻ tuổi tên là Từ Thức. Chàng vốn con nhà quan. Năm 20 tuổi nhờ học giỏi thi đỗ cao, chàng được bổ một chân tri huyện ở một huyện vùng Bắc...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Vua heo

Ngày xửa ngày xưa có một cậu bé mồ côi, quần áo rách rưới lang thang đi ăn xin khắp nơi, có lần đến ngôi làng nọ, có một người thấy cậu cũng nhanh nhẹn bèn mang cậu về nhà nuôi để sai vặt...

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Sự tích ông công ông táo

Ngày xưa, có hai vợ chồng son nhà nghèo. Họ đều sinh nhai bằng nghề làm thuê làm mướn. Tuy nghèo nhưng họ rất yêu nhau...