Sự tích chim Cu Gáy

Ngày xưa, ở một nơi rất xa về phía bắc, nơi đó lúc nào trời cũng lạnh và tuyết phủ mặt đất gần như suốt năm, có một người đàn bà nghèo khổ sống ở đó.

Bà ta có bốn người con.

Bốn đứa con ngỗ nghịch và hung dữ, chỉ nghĩ tới chuyện chạy chơi trên tuyết suốt cả ngày mà không giúp đỡ gì cho mẹ chúng cả. Cả gia đình sống trong một căn lều lợp da hươu.

Khi bước vào lều, lũ trẻ không bao giờ để ý đến những tảng tuyết dính vào giày chúng, mà chúng mang theo vào, và bà mẹ đáng thương lại phải lau quét sạch.

Nhiều khi chúng còn bị ướt hết lúc trở về, vì chúng đã lăn lộn trong tuyết lâu quá. Và bà mẹ đáng tội nghiệp lúc bấy giờ lại phải hong khô quần áo chúng.

Còn chúng thì không bao giờ chịu mang gỗ về cho mẹ chúng đốt lò, hoặc mang nước về cho mẹ chúng nấu cháo cả.

Về mùa hè khi tuyết tan, chúng cũng không giúp mẹ câu cá trong sông, và cũng không khuân dùm mẹ những vật nặng. Chúng cũng không phụ mẹ phơi khô cá để dành cho mùa đông nữa.

Và bà mẹ đáng thương cứ khổ cực làm lụng như thế mãi.

Lại cũng chính bà là người phải cạo rửa những bộ da hươu để làm giày mũ và quần áo.

Cứ làm việc mãi như vậy, bà bị kiệt lực.

Và một ngày kia, bà ngã bệnh.

Nằm trong lều, bà gọi lũ con đến bảo:

- Các con, mang nước cho mẹ uống đi, mẹ khô cả cổ rồi… Đi kiếm cho mẹ chút nước đi các con!

Nhưng bọn trẻ không nghe lời và cứ tiếp tục đùa nghịch.

Bà mẹ gọi một lần, hai lần… Đến lần thứ ba, đứa con lớn trả lời:

- Con không có giày.

Đứa thứ hai nói:

- Con không có mũ.

Đứa thứ ba nói:

- Con không có áo ngoài.

Đứa thứ tư không trả lời gì hết.

Bà mẹ nói:

- Sông gần đây lắm mà. Các con có thể tới được, dẫu không đủ quần áo. Đi lẹ đi, các con, mẹ khát quá…

Bọn trẻ cười và xô đẩy nhau để chạy ra ngoài chơi nữa.

Chúng chơi rất lâu như vậy, không thèm nghĩ đến mẹ chúng đang ở trong lều.

Rồi đứa con trưởng bỗng thấy đói, bèn trở vào căn lều.

Và ở đó, nó thấy một chuyện rất lạ lùng đang xảy ra:

Mẹ nó, đứng giữa phòng, mặc bộ áo da hươu. Và bỗng nhiên, bộ áo này phủ đầy lông chim.

Mẹ nó cầm lấy cái mảnh gỗ dùng để nạo da hươu và mảnh gỗ biến thành cái đuôi chim.

Bà cầm một cái đê bịt đầu ngón tay để khâu và bỗng cái đê trở thành cái mỏ.

Sau cùng mẹ nó duỗi dài hai cánh tay ra và hai cánh tay biến thành đôi cánh.

Và bà mẹ, biến thành chim, vỗ cánh một lúc rồi bay ra khỏi nhà.

Đứa con lớn kêu to lên:

- Các em, coi kìa, mau lên, mẹ biến thành chim và bay đi rồi.

Lũ trẻ chạy theo mẹ chúng và gọi bà:

- Đợi chút, mẹ ơi, đợi chút, chúng con sẽ mang nước đến cho mẹ!

Nhưng bà mẹ trả lời:

- Cúc cu! Cúc cu!

Ta không cần các con nữa!

Sông hồ sẽ cho ta nước,

Ta uống bao nhiêu cũng được!

Bọn trẻ chạy theo con chim và giơ ra một bình nước, nhưng con chim lại hót:

- Cúc cu! Cúc cu!

Ta không cần các con nữa!

Lũ trẻ chạy như thế rất lâu, xây xát hết cả da chân ra trên đá sỏi, và khản cổ gọi mẹ chúng… Nhưng đã trễ quá rồi. Con chim đã bay đi mất.

Và từ hồi ấy cho đến nay những người dân miền bắc nói rằng loài chim cu không xây tổ và cũng không nuôi con, đó là hết sự tích của con chim cu.

Nàng tiên ốc

Chuyện xưa kể lại rằng, ở ngôi làng nọ có bà lão sinh sống, tuổi bà cũng đã cao, lại rất nghèo khó. Bởi vì làm lụng vất vả bao năm nên nhìn hình dáng của bà rất ốm yếu, gầy gò, nét mặt của bà thì luôn nhăn nhúm, lúc nào cũng có vẻ đượm buồn...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Nợ như chúa chổm

Vào thời nhà Lê, có một ông quan lớn trong triều tên là Mạc Đăng Dung có chí muốn cướp ngôi vua. Nhà vua biết được tin đó nhưng thế lực của Mạc rất lớn, ông ta cầm binh quyền, bè đảng lại đông nên không thể làm gì được...