Sự tích con Chuồn Chuồn

Ngày ấy trong một khu rừng có cái đầm nước thật to, mỗi con vật được  phân công một việc. Riêng Chuồn Chuồn được mọi vật giao nhiệm vụ trông  coi thời tiết. Khốn nỗi, Chuồn Chuồn làm được chăng hay chớ, chẳng chăm  chỉ, đã vậy lại còn lười. Mọi vật lo nhất là chỗ trú thân. Hàng ngày Tò Vò cố kiếm đất để xây những tổ đất thật to. Ve Sầu thì đi tìm những hốc cây chắc chắn. Còn Kén Tằm thì cố sức nhả tơ làm những tổ kén dầy không  sợ gió bão…Trong khi ấy, Chuồn Chuồn vẫn mải rong chơi, không để ý làm  tổ. TòVò thấy vậy,. cũng đôi lần nhắc nhở Chuồn Chuồn:

– Chuồn Chuồn ơi! Phải chú ý làm tổ thôi, chứ đến lúc có gió bão làm sao mà tránh.

Chuồn Chuồn trả lời rất chủ quan:

– Tò Vò có đôi cánh nhỏ, bay kém sợ gió bão  mới phải làm tổ. Chứ như tôi đây, cánh nhiều này, mắt nhìn rộng này, bay  khắp nơi được này…chẳng có gì phải sợ cả. Bão đến là tôi biết liền,  bay tránh chỗ khác vẫn còn kịp.

Nói rồi, Chuồn Chuồn lại bay nhởn nhơ coi như không nghe thấy những lời khuyên của bạn bè.

Khuyên mãi mà Chuồn Chuồn không nghe, các con vật xung  quanh đầm nước ấy không để ý đến Chuồn Chuồn nữa. Chúng đi tìm nhưng chỗ  trú ẩn tốt nhất phòng khi có bão đến.

 

Vài hôm sau,  đúng vào cái buổi Chuồn Chuồn được phân công bay lên cao theo dõi gió,  mây có gì lạ để báo cho mọi vật biết thì Chuồn Chuồn lại cụp cánh ngủ mê  mệt dưới cánh hoa sen, sau một ngày rong chơi mê mải.

Đúng thời khắc ấy, gió bão nổi lên.

Bão lớn kéo đến thật bất ngờ, mây đen trên bầu trời cuồn  cuộn k1éo đến, chẳng mấy chốc cả bầu trời đen kịt. Gió thổi từng cơn,  từng cơn rồi ào ào như muốn quét tất cả mọi vật trên mặt đất. Mưa mỗi  lúc một nặng hạt, rồi sầm sập, sầm sập như thác đổ. May cho Tò Vò đã có  một cái tổ chắc chắn nên nó trú trong đó không hề hấn gì. Kén Tằm cũng  có một cái tổ to bám chắc vào một cành cây, nên mưa gió có lớn cũng  không làm cho cái tổ đó rơi xuống đất. Còn  Ve Sầu nằm rất yên ổn trong  một hốc cây lớn. Trong khi đó…

Khổ thân cho  Chuồn Chuồn, khi gió bão đến,  nó vẫn còn ngủ không biết trời đất. Phải  mãi một lúc sau gió, mưa to quá, Chuồn Chuồn mới tỉnh ngủ. Quá hoảng sợ,  Chuồn Chuồn vội cất cánh bay lên tìm chỗ trú. Nhưng tìm ở đâu bây giờ ?  Khi những chỗ trú tốt nhất mọi con vật đã làm tổ, hơn nữa gió bão mịt  mù không tìm ra phương hướng, Chuồn Chuồn cứ bay loạng quạng, đôi cánh  của Chuồn Chuồn bị nước mưa đánh cho tơi tả. Cứ bay nữa thì chết, Chuồn  Chuồn ghé vội đậu lên một cành cây, cất tiếng cầu cứu:

– Các bạn ơi!  Cứu tôi với…cứu tôi với…

Đang nằm trong tổ tránh mưa, nghe thấy tiếng kêu cứu  của Chuồn Chuồn, Tò Vò bật dậy, nghĩ :“ Phải cứu bạn Chuồn Chuồn thôi!”.  Rồi Tò Vò vội bay ra khỏi tổ bất chấp lúc ấy trời đang mưa to, gió đang  thổi mạnh. Ve Sầu cũng nghe thấy tiếng kêu cứu của Chuồn Chuồn, nó thò  đầu ra khỏi hốc cây quan sát, thấy hành động dũng cảm của Tò Vò, Ve Sầu  cũng bay theo.

Tò Vò và Ve Sầu dìu được Chuồn Chuồn  vào chỗ trú, làm những động tác hồi sức làm cho Chuồn Chuồn tỉnh lại.  Nhớ sự cứu giúp kịp thời của Ve Sầu và Tò Vò, Chuồn Chuồn đã qua được  tai nạn nguy khốn. Chuồn Chuồn nhìn hai bạn với sự hàm ơn, nói thật  lòng:

– Các bạn đã vì mình mà không sợ nguy đến tính mạng. Mình biết ơn các bạn lắm.

Ve Sầu nói :

– Giá như mà bạn nghe lời chúng tôi, chịu khó  một tý, làm một cái tổ thật tốt thì đâu gặp phải chuyện như thế này.

Chuồn Chuồn chớp chớp mắt có vẻ ân hận. Tò Vò nói giọng buồn buồn:

– Cũng giá như …Chuồn Chuồn chịu khó quan sát thời tiết, dự báo trước được gió bão thì đâu đến nỗi…

Đến lúc này Chuồn Chuồn mới thấm thía những sai lầm của  mình và hứa với tất cả sẽ không bao giờ mắc lại những sai lầm ấy nữa.

Vì thế bây giờ chúng ta thấy Chuồn Chuồn rất chăm chỉ  việc dự báo thời tiết hết ngày này qua ngày khác, đến độ người ta phải  đặt thành câu ca dao:

Chuồn Chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Còn riêng việc tìm chỗ để làm tổ, Chuồn Chuồn không  làm được. Mọi chỗ tốt làm tổ không còn. Vì thế Chuồn Chuồn vẫn cứ đi  tìm.

Cũng chính vì thế mà bây giờ các em thấy  Chuồn Chuồn không bao giờ đậu lâu được một chỗ, cứ đi tìm kiếm cả ngày,  lúc thì ở đầm sen, lúc lại ở bờ ao…

Chuồn Chuồn còn đi tìm chỗ làm tổ cho mình vất vả lắm. Chẳng biết bao giờ mới có!

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Miếng trầu kỳ diệu

Ngày xưa, có một anh học trò tầm thường tên là Hồ Sinh. Gia tư của hắn cũng không lấy gì làm thiếu thốn, nhưng ngày đêm, hắn chỉ những mong muốn một chút danh phận...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Sự tích sông Tô Lịch

Ngày xưa về đời nhà Lý có một ông vua bị bệnh đau mắt. Mấy ông thầy thuốc chuyên môn chữa mắt ở trong kinh thành cũng như ngoài nội thành đều được vời vào cung chạy chữa...

Lọ nước thần - Ai mua hành tôi

Ngày xưa có một anh chàng trẻ tuổi chưa có vợ, sống bằng nghề làm ruộng. Một ngày nọ anh xách búa lên rừng đốn củi. Trong khi đang lúi húi chặt cây, anh trông thấy một con quạ tha một con chim sẻ...

Thần sắt

Xưa có anh nông dân một mình sống ở cái lều ven rừng. Anh không có một tấc sắt nên làm ăn rất vất vả. Anh chặt củi bằng đá, đẽo cây bằng gỗ, đào hố tra bắp bằng đầu que. Khổ sở hết chỗ nói, thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo...

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Duyên nợ tái sinh

Ngày xưa, có một anh học trò trẻ tuổi nhà nghèo xơ nghèo xác. Vì có cha mẹ già, anh phải lang thang đây đó làm nghề gõ đầu trẻ để nuôi thân và nuôi cha mẹ. Mãi về sau, anh được một phú ông ở một làng nọ mời về "ngồi" tại nhà...