Sự tích đầm gà

Giáp chân núi Chẹ có một cái đầm sau gọi là đầm Gà. Tục truyền, ở quanh đầm ấy ngày xưa đã xảy ra một trận đánh lớn giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Sau khi Sơn Tinh gánh núi Chẹ đặt án ngữ dòng nước sông Đà không cho xô thẳng vào mặt sau núi Tản. Thủy Tinh mất dòng nước làm chỗ dựa đành phải tháo lui. Nhân dân quanh vùng ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, đặt tên cho núi Chẹ là Sụ Tùng.

Còn Thủy Tinh thì rất căm tức. Hắn định lập quỷ kế, lừa khi đêm tối sẽ  xua quân nầm xẻ ngòi dẫn nước sông Đà vào phá đổ núi Chẹ. Hắn lại giao hẹn với Sơn Tinh chỉ đánh nhau từ chập tối đến gà gáy sáng thôi.

Thấy Sơn Tinh vui vẻ nhận lời, tưởng ông trúng kế, Thủy Tinh mừng Lắm. Đến đêm, hắn chia quân làm hai cánh từ hai hướng tây nam và tây bắc núi Ba Vì ráo riết xẻ ngòi Tôm và ngòi Lạt vào sát chân núi. Thủy Tinh không những đánh đào bật núi Chẹ đi mà còn định phá đổ cả ba tòa núi Tản.

Khoảng nửa đêm, khi quân của Thủy Tinh đã đi vào gần chân núi Chẹ,  Sơn Tinh liền vỗ tay và giả làm tiếng gà gáy. Gà trên núi đều cất tiếng gáy theo. Quân của Thủy Tinh tưởng trời đã sáng hoảng sợ chạy lui, dồn ứ lại ở vùng chân núi Chẹ.

Lúc ấy tiếng gà gáy cũng là hiệu lệnh cho quân của Sơn Tinh lao gỗ đá từ trên cao đánh xuống. Quân của Thủy Tinh chết rất nhiều.

Ở nơi Sơn Tinh vỗ tay giả làm tiếng gáy, nơi diễn ra trận đánh ác liệt, nước đã xoáy thành đầm. Nhân dân địa phương đến nay vẫn gọi đó là đầm Gà.

Trí khôn của ta đây

Một ngày nọ, có con cọp rất lớn từ trong rừng sâu đi ra ngoài, nó trông thấy ở ngay thửa ruộng cạnh rừng có bác nông dân cùng con trâu mộng chăm chỉ cày cuốc...

Ba lưỡi rìu

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày...

Âm dương giao chiến

Ngày ấy, có một trận mưa lụt rất dữ dội, khúc đê ở xã Thọ-triền bị vỡ, mùa màng hư hại, nhà cửa, súc vật trôi nổi theo dòng nước bạc...

Bán tóc đãi bạn

Ngày xưa, có ba người học trò là Tùng, Trúc, Mai, quê ở ba miền khác nhau, tình cờ cùng học với nhau một thầy. Cha mẹ họ đều nghèo túng nhưng vẫn cố gắng cho con đi học...

Phạm Viên thành tiên

Ngày xưa, vào đời nhà Lê, ở huyện Đông Thành, có nhà họ Phạm sinh được hai con trai là Phạm Chất và Phạm Viên.

Thần giữ của

Ngày xưa ở vạn Lai-triều thuộc trấn Sơn-nam có một người lái buôn nước ngoài sang ta sinh cơ lập nghiệp. Sau mấy chục năm nhờ có mánh khóe tích trữ: buôn lúc đầu mùa, bán khi giáp hạt, lãi mẹ đẻ lãi con, hắn trở nên giàu có lớn...

Người cưới ma

Ngày xưa có một anh đồ họ Lê, nhà nghèo khó, phải bỏ đi các nơi làm nghề gõ đầu trẻ. Về sau anh được một phú ông một làng nọ đón về “ngồi” ở nhà để cho con khỏi đi học xa...

Rắn báo oán

Ngày ấy, trong một gò đất cây cối mọc um tùm ở làng Nhị Khê gọi là gò Rùa, có một con rắn mẹ sống với một đàn con...

Em bé thông minh

Ngày xửa ngày xưa, thưở ấy ở nước ta đang cần người hiền tài giúp nước, các quan trong triều cũng đã già cả rồi, sức không còn nhiều, nhà Vua bèn sai một viên quan đi dò la khắp nước để tìm ra người tài giỏi cùng vua lo toan việc nước...