Mùa xuân năm kỷ dậu 1789 quân Tàu nhà Thanh đã đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta, trong đó gồm cả Bắc Hà và kinh đô Thăng Long. Lúc bấy giờ nước ta ở Bắc Hà có vua Lê Chiêu Thống nhưng không phản kháng, nên quân Thanh đánh chiếm khá dễ dàng và sẽ tiếp tục đánh chiếm Nam Hà. Trước khi đánh vào Nam Hà quân Thanh đã đặt nền móng cai trị sắt thép ở Bắc Hà, vì họ nghĩ rằng người dân Việt ở Bắc Hà không đồng lòng với Vua Lê, họ lo sợ khi họ đem quân đánh vào Nam Hà đối đầu với quân của Vua Quang Trung, ở Bắc Hà dân Việt bất khuất sẽ nổi dậy đánh, họ sẽ bị rơi vào thế “lưỡng đầu thọ địch.” và bị tiêu diệt. Vì vậy khi đặc nền móng cai trị họ đã đàn áp dân Việt ở Bắc Hà dã mang. Đúng thời điểm Tết năm kỷ Dậu, quan tướng Thanh tập trung ăn tết ở kinh đô Thăng Long, dự định ăn tết xong họ sẽ tăng viện thêm quân để đánh vào Nam Hà.
Lúc bấy giờ nước ta ở Nam Hà, vua Quang Trung vừa mới lên ngôi, đang đóng đô ở Phú Xuân Huế, sau khi đánh bại chúa Nguyễn. Mặt dù đã bình định được Nam Hà nhưng chưa phải hoàn toàn mạnh vì còn thế lực chúa Nguyễn âm thầm.Tuy nhiên mục tiêu kế tiếp của vua Quang Trung là phải đánh chiếm lại Bắc Hà, đánh đuổi giặc ngoại xâm, diệt chúa Trịnh, hạ bệ vua Lê để thống nhất đất nước. Bấy giờ vua Quang Trung có quân đội khoảng chừng 7 vạn quân, nếu so sánh về lực lượng thì quân Thanh lớn như con voi và quân Việt nhỏ như con chuột, vua Quang Trung lo lắng vì thế nước yếu, nếu quân Thanh tiến vào đánh chắc chắn sẽ bị bại. Trước thế nước lúc ấy Vua có mưu lược chủ động tấn công giặc trước, trong lúc quân Thanh đang ăn tết, đang khinh thường quân ta và có những chủ quan sơ hở thắng lợi cao hơn. Vua đã bàn thảo chiến lược với các tướng mở chiến dịch Bắc tiến và chiến lược tiến đánh thần tốc trong lúc quân Thanh quan tướng đang tập trung ăn tết ở Thăng Long. Điều khó khăn nhất trong kế hoạch thần tốc Bắc tiến là quân lương. Vua Quang Trung đã dùng mưu lược quân lương bằng cách dùng Bánh Chưng biến đổi tạo thành đòn bánh Tét đễ tiện, gọn cho quân đội hành quân mang theo trên mình, đi cả ngày lẩn đêm, bánh tét tiện dụng vừa đi vừa ăn không cần phải nghỉ nấu ăn. Quân đội được chia thành từng tổ, mỗi tổ ba người, dùng một cái cáng, ban đêm một người nằm ngủ trên cáng hai người gánh đi và thay phiên nhau, vừa được ngủ vừa đi vừa được ăn uống, đễ khi đến nơi vẫn có đủ sức chiến đấu, đồng thời tấm cáng cũng được dùng đễ làm tấm chắn chống tên nỏ.
Kế hoạch xong, vua Quang Trung kêu gọi tất cả người dân ở Thuận Hoá, Huế, gói bánh Tét theo mẫu được vua thiết kế. Đồng thời vua cho quân di chuyển ra Bắc Hà vược qua khỏi sông Gianh (là ranh giới phân chia nước Việt Nam lúc bấy giờ thành Nam Hà và Bắc Hà, bởi thế lực của hai chúa Trịnh, Nguyễn lâu hơn100 năm) rồi dừng quân ở núi Tam Điệp tỉnh Thanh Hóa, quân đội vừa đi đến Tam Điệp vừa tuyển mộ thêm quân ỏ Nghệ An lên được 10 vạn. Bánh Tét được dân Thuận Hóa gói xong chuyển đến núi Tam Điệp, là điểm bắt đầu xuất phát chiến lược Thần Tốc đánh bất ngờ vào Thăng Long. Ngoài 2 đạo quân Thủy, Bộ, còn có một đạo quân tinh nhuệ gồm những người trẻ khỏe, võ nghệ cao, hành quân bí mật vược rừng núi Chí Linh, Lam Sơn suốt 4 ngày đêm, đễ làm mũi quân đánh vào phía Tây Thăng Long, và mũi quân mai phục đễ ngăn chận thông tin của quân Thanh từ những đồn trú ở Ninh Bình về Thăng Long báo tin, bánh Tét dùng rất tiện, gọn cho đạo quân này. Đạo quân bí mật và Thủy quân được xuất phát sớm hơn đạo quân đường thẳng, xuất phát ngày 26 tháng chạp, đạo quân đường thẳng có chiến tượng, chiến mã tiến quân ngày 28 tháng chạp.
Quân Thanh ở Bắc Hà và Thăng Long, trước tết đã biết quân của vua Quang Trung đang tiến ra đánh, theo mưu lực của họ dự tính hành quân bình thường đến 15 tháng giêng quân Việt mới đến được Thăng Long, chiến lược của họ bố trí những đồn quân đánh kìm chân, ngăn cản ở Ninh Bình, mục đích làm cho quân của Quang Trung khi đến được Thăng Long đã bị mệt mỏi, khi ăn tết xong họ sẽ dàn trận đánh, Họ tin tưởng đông quân thế mạnh và chắc chắn sẽ phá tan quân của Quang Trung khi đến Thăng Long, Đồng thời họ có chiến lược dùngThủy quân đánh chiếm sông Gianh, để sau khi quân Quang Trung bị bại trận rút lui vào Nam Hà sẽ bị thủy quân của họ chận đánh ở sông Gianh để tiêu diệt, kế đến họ sẽ tiến quân chiếm Nam Hà dễ dàng không còn lực lượng nào kháng cự nổi. Mưu lược của họ đã sắp xong nên họ rất an tâm ngồi ăn tết đợi quân của Quang Trung đến nộp mạng. Với bản chất bạo tàn của giặc Tàu, xem người Việt là nô lệ, họ tổ chức vui chơi ăn tết với những món ăn họ cho là thuốc bổ mà ở nước họ bị cấm nên hiếm như: thịt đồng nhi, sữa trinh nữ Việt, dâm dục.v.v. Họ ăn chơi trên những khổ đau, khóc than của người dân Việt ở Bắc Hà. Bất ngờ sáng mồng một Tết quân của vua Quang Trung với chiến lược Thần Tốc đã tiến quân đến Thăng Long, chận các lộ thông tin, tiếp ứng của quân Thanh, vây đánh Thăng Long bằng ba mũi: Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa. Quân Thanh quan, tướng đang ăn tết bị đánh bất ngờ, không kịp trở tay, không kịp tiếp ứng nên đã bị bại trận, tan rã đội ngủ, bỏ chạy dẫm đạp lên nhau để tìm đường thoát thân. Họ ngỡ như quân của Quang Trung từ trời bay xuống đánh, mưu lược của họ cũng đã tan tành. Tuy nhiên vua Quang Trung không chủ trương tàn sát quân Thanh nên đã không phong tỏa cửa Ô, cửa phía bắc thành Thăng Long để lối thoát cho quân lính Thanh thoát chạy về Tàu, nhưng khi chạy hổn loạn tranh nhau qua cầu phao Sông Hồng, vì quá đông người nên bị đứt dây lật cầu chết đuối rất nhiều, số còn lại chạy về hướng các tỉnh phía Bắc. Quân Thanh đồn trú ở các tỉnh phía Bắc đang ăn tết bổng nghe tin chủ soái và Thăng Long tan vở, thấy quân bại trận tơi tả chạy họ cũng bỏ đội ngũ đễ thoát thân chạy về Tàu, quân dân Việt ở Bắc Hà quật cường nổi dậy tiếp ứng, vì vậy quân của Quang Trung đánh chiếm các tỉnh phía Bắc khá dễ dàng, nhanh chóng ít bị thiệt hại, dân cư các tỉnh phía nam nước Tàu thấy quân Thanh bại trận chạy về họ cũng khiếp sợ kéo nhau chạy theo, tuy nhiên Quân Quang Trung chỉ chiếm lại và dừng quân ở ải Nam Quan.Tướng Sầm Nghi Đống tự tử chết ở gò Đống Đa, tướng Tôn Sĩ Nghị và những tướng khác chạy thoát được bằng đường biển về Tàu bỏ lại ấn tín. Do đó chỉ trong vòng 7 ngày quân của vua Quang Trung đã chiếm lại Bắc Hà, kinh đô Thăng Long và Thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mủi Cà Mau. Sáng mồng 3 tết vua Quang Trung vào chiếm Thăng Long, ngày mồng 5 tết sau khi ổn định quân dân vua Quang Trung cho ăn mừng chiến thắng và ăn tết ở Thăng Long.
Nói đến triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ, vua Càn Long khi nghe tin bại trận, quân kéo về cũng đau buồn.Tuy nhiên trong lòng vẫn thấy nhẹ nhõm, bởi vì lập trường của vua Càn Long trước đó không có chủ trương đem quân xâm chiếm nước Việt, mà bất đắc dĩ phải đồng ý để Tôn Sĩ Nghị, sầm Nghi Đống đem quân đi, vì trong Triều Thanh bấy giờ có cánh quan Tướng gốc Hán Tộc vẫn âm thầm mưu đồ lật đổ ngôi triều Mãn Thanh, Càn Long hiểu âm mưu dụng ý của họ đem quân chiếm nước Việt xong, củng cố thế lực rồi dùng cả người Việt đem quân trở về lật đổ nhà Thanh để đoạt ngôi của Càn Long, dưới chiêu bài “phản Thanh phục Minh”. Vua Càn Long đã ngăn cản, nhưng cánh quan này vịn vào cớ cầu viện của vị vua bạc nhược Lê Chiêu Thống nước Việt để gây áp lực buột Càn Long phải đồng ý, đồng thời khi chiếm xong Bắc Hà Trước Tết kỷ dậu, Tôn sĩ Nghị đã gởi thư thỉnh cầu tăng viện thêm quân để đánh chiếm Nam Hà sau tết, nhưng Vua Càn Long còn do dự. Khi Tôn sĩ Nghị baị trận chạy về các Tướng khác cánh Hán tộc xin đem quân tái chiến trả thù đã bị Càn Long bác bỏ, và trừng phạt Tôn sĩ Nghị nặng nề. Càn Long nhận thấy vua Quang Trung là người có mưu lược tài ba là đấng anh hùng, trong lòng Càn Long tin tưởng nước Việt có Quang Trung sẽ không còn là mối họa lo bị cánh Hán tộc lợi dụng để gây nguy hại cho triều đình mãn Thanh, nên Càn Long đã nêu lý do khi bác bỏ ;1: Quang Trung đã không chủ trương tàn sát quân để cho quân Thanh chạy về, bị thiệt hại quân Thanh chết chừng 1 vạn quân chỉ vì tai nạn và lãnh đạo tồi của Tôn sĩ Nghị. 2: Đã tôn trọng biên giới hai nước nên đã dừng quân ở ải Nam Quan mặt dù ải Nam Quan phía bên Tàu lúc bấy giờ bỏ ngỏ, vì vậy không cho đem quân tái chiến trả thù. 2 năm sau đó vua Càn Long đã cử sứ giả sang nước Việt giải hòa, xác định tôn trọng biên giới lãnh thổ ải Nam Quan và Tôn phong Vua Quang Trung là An Nam Quốc Vương, đồng thời xin vẽ một bức chân dung của Vua Quang Trung để lưu niệm, bức chân dung ấy trước 1950 vẫn được lưu giữ tại bảo tàng viện Triều Thanh ở Trung Quốc, bên cạnh có hình 2 đòn bánh tét. Tuy Càn Long có thiện chí nhưng cánh Hán tộc vẫn bất phục, vẫn âm mưu hành động bằng chiến tranh mềm dẻo với Việt Nam (chi tiết này được tiết lộ bởi một người Việt đã đến học ở Trung Quốc, biết và nghe về truyền thuyết chung quanh bức chân dung của Vua Quang Trung nước Việt ở viện bảo tàng văn Hóa Triều Thanh.)
Trận đại thắng lịch sử này ngoài việc đuổi quân xâm lược, còn thống nhất đất nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, đồng thời xóa được nỗi hờn dân tộc chia đôi đất nước phân tranh bởi hai thế lực chúa Trịnh và Nguyễn ở sông Gianh, mà đã thể hiện qua câu hò ví điệu Nam ai của người dân xứ Huế, dân 2 bên bờ Sông Gianh:
- Núi Truồi ai đắp mà cao,
Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu!
Sau trận thắng ấy. Vua Quang Trung nhận định đòn bánh Tét chiếm vai trò quan trọng trong chiến thắng mùa xuân lịch sử năm kỷ dậu.Vua ra lệnh để tưởng niệm hàng năm ngày tết cổ truyền lưu hành món bánh Tét cho toàn dân khắp cả nước.Vì vậy đòn bánhTét được lưu truyền từ trận chiến thắng lịch sử đó cho đến nay. Ngoài ra đoàn quân chiến thắng khi trở về khi lập gia đình đám cưới họ có dùng món bánh tét để đãi tiệc cưới rồi trở thành tập quán, hiện nay ở Huế nhiều nơi còn giữ tập quán này. Bánh tét còn là món qùa có ý nghĩa tặng nhau dịp tết cổ truyền, cũng là món ăn và lễ vật dâng cúng tế khi có lễ hội, Bánh Tét còn là món qùa rất được hài lòng của những chàng rể tặng nhạc gia ngày Tết.
Đòn bánh tét được vua Quang Trung thiết kế, rồi trao cho một vị quan ở làng Chuồng, Huế thực hiện làm mẫu và phổ biến nhanh đến người dân Thuận Hóa gói. Đòn bánh tét truyền thống được gói bằng lá chuối sứ, nếp thơm, nhân bằng thịt heo bỏ da có nạc và mỡ, đậu xanh bỏ vỏ, gia vị gồm; muối, tiêu, hành, bánh được buột bằng lạt giang. Gói xong phải nấu 1 ngày để bánh chín đủ mềm có thể để dùng10 ngày không hư. Hình ống tròn, dài 1 thước mộc (khoảng chừng một gang tay rưỡi.)1 đòn nặng 2 cân. Dùng cho quân đội lúc bấy giờ 1 người ăn 2 ngày 1 đòn, mỗi người được phát 2 đòn khi khởi hành ở núi Tam điệp. Bánh tét được tái thiết chế từ bánh dày, bánh chưng nên giống nhau về phẩm chất, khác nhau về hình thể, nên tiện gọn cho quân lương. Khi dùng mở lạt và lột lá chuối một đầu của đòn bánh, dùng lạt giang bền dẻo quấn vòng quanh đòn bánh phần đã lột lá chuối để cắt bánh thành từng lát vừa ăn, phần còn lại bọc lại lá chuối và buộc lại để cho lần khác sạch sẽ. Động tác lột bánh, cắt bánh này, người Huế gọi là Tét Bánh, tên của đòn bánh này lấy từ động từ tét bánh này để đặt tên gọi là: Bánh Tét.
Bánh Tét là một tổng thể văn hóa cổ truyền dân tộc từ bánh dày bánh chưng, trở thành quân lương và đóng vai trò quan trọng trong trận chiến thắng mùa xuân lịch sử năm kỷ dậu của vua Quang Trung để bảo vệ Tổ Quốc. Cho nên đòn bánh tét cổ truyền không chỉ là món ăn thuần tuý ngày tết, mà còn chứa đựng chính khí rạng ngời từ văn hóa dựng nước và trí dũng giữ nước trong dòng Hùng sử của dân tộc Việt Nam. Đây là một gia sản văn hóa chính khí của dân tộc Việt Nam đáng được lưu truyền...