Sự tích hoa Cải Vàng

Ngày xưa, xưa, xưa, tại vùng đồi núi nọ, có một cụ già chỉ bán dao kéo mà nổi tiếng khắp gần xa. Không ôi biết ông cụ ở đâu. Cũng không biết ông đi mua dao kéo hay làm ra dao kéo để bán. Vùng này lâu lâu mới họp chợ. Nhưng không phải phiên chợ nào ông cũng đến. Mà thường chỉ có mặt vào những phiên chợ cuối tháng. Vì vậy, mỗi lần thấy ông, mọi người lại xô đến mua dao kéo. Người trong vùng ôi cũng biết là dao kéo ông cụ bán vừa sắc, vừa bền. Ngoài ra, người ta đồn ông còn bán cả những con dao, cái kéo kỳ lạ nữa. Lần ấy có một gã dáng vẻ ngông nghênh đến hỏi mua một con dao lớn. ông cụ nhìn mặt gã rồi hỏi rất nhẹ nhàng:

– Anh mua con dao này để làm gì?

– Để chặt cây - Ông già nhìn kỹ vào đôi mắt gã kia và biết là gã nói dối - Ông liền bảo:

– Con dao này đã có người mua! Gã kia trợn mắt quát to:

– Có người mua, sao không nói ngay, lại còn hỏi ta mua để làm gì? Gã định giở trò cướp không con dao. Nhưng ông cụ đã nhanh tay cầm trước con dao và nói:

– Đây là một con dao quý. Tôi có thể dùng nó chém đổ cái cây bên kia đường. ông cụ nói xong, dùng dao chém nghe vù một cái. Lập tức cái cây bên kia đường kêu rắc rắc một tiếng và đổ gục xuống. Gã kia sợ quá. Gã hiểu rằng nếu gã định giở trò gì thì ngay lập tức, có thể bị ông cụ dùng con dao ấy, chém gãy tay, thậm chí đứt đầu mà con dao không cần chạm đến người. Gã ta chuồn thẳng. Hỏi ra mới biết đó là một tay trộm cướp nhiều người đã biết mặt. Một lúc sau, một người trai trẻ khác đến hỏi mua con dao nọ. ông cụ nhìn ông, hỏi nhẹ nhàng:

– Anh mua con dao này để làm gì?

– Thưa cụ! Để cùng dân làng cháu đánh đuổi bọn cướp ở nước bên kia, cứ thỉnh thoảng kéo sang cướp của, giết người... ông cụ nhìn kỹ vào đôi mắt chàng trai và biết đây là một người tốt. ông bán ngay con dao nọ cho chàng trai với cái giá không đắt như mọi người tưởng. ông còn bày cho ông cách tập dùng dao để có thể chém giết những tên giặc cướp từ xa. Sau đấy khá lâu, có một chú bé chừng mười bốn tuổi, mười lăm tuổi tìm đến gặp ông cụ ở chợ phiên. Chú mừng lắm. Nhưng chú chỉ đứng nhìn ông trân trân... ông cụ liền hỏi:

– Cháu muốn gì cứ nói cho ta biết!

– Thưa cụ, không biết có cái kéo nào... Chú bé ngập ngừng. ông cụ lại khuyến khích chú:

– Cháu cần thứ kéo gì? Thấy vẻ mặt ông vẫn hiền lành, vui vẻ, chú bé mới dám nói thêm:

– Thưa cụ, cái thứ kéo có thể cắt được... nắng ấy mà! Mọi người đứng xung quanh đấy cười ồ lên... trừ ông cụ. ông cụ ôn tồn hỏi chú bé:

– Cháu cần cắt nắng để làm gì?

– Thưa cụ, bà cháu già yếu quá. Mùa đông vừa mới đến mà ban đêm, đắp chiếu nằm trên ổ lá, bà cháu kêu là rét quá cứ như nằm trên nước... Bà cháu ốm liền hai trận. Bà cháu ước có cái kéo, cắt được một vạt nắng mang về cất giữ, đêm đến mang ra cho bà cháu đắp, chắc bà cháu sẽ được ấm, sẽ khỏi bị ốm và chết vì rét ạ!

– Nhà cháu ở gần đây chứ?

– Thưa cụ xa lắm ạ. Cháu phải đi mất hai ngày đường.

– Bố mẹ cháu đâu?

– Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm cả rồi. Bà cháu đã vất vả nuôi cháu từ bao năm nay.

– Bà bao nhiêu tuổi rồi, còn làm gì được không?

– Thưa cụ, sang năm là bà cháu đúng bảy mươi tuổi đấy ạ! Bà cháu vẫn nhúc nhắc dệt cho nhà người ta mỗi ngày được một ít vải để kiếm gạo ăn.

– Còn cháu?

– Cháu đi chăn lợn cho nhà hàng xóm, và cũng bắt đầu đi xin học dệt ạ. ông cụ nhìn chú một cách trìu mến rồi bảo:

– Cháu ạ! Đây là lần đầu tiên ta nghe có người hỏi mua kéo để cắt nắng... Cũng hay, hay lắm. Nhưng ta chưa có để bán cho cháu ngay được... Phiên sau, ta sẽ mang kéo đến đây. Liệu cháu có thể đến được lần nữa không?

– Thưa cụ, một lần chứ hai lần, ba lần, cháu vẫn xin đến. Vào ngày phiên chợ sau chú bé lại đến ngóng đợi ông cụ. Mọi người biết chuyện cũng kéo đến xem. ông cụ đến chào mọi người rồi đưa cho chú bé một cái túi xếp bằng bẹ chuối khô. Chú bé mở ra thấy một cái kéo, chỗ cầm cắt thì bằng sắt nhưng lưỡi lại bằng cật tre, và kèm theo một mảnh giấy có chép mấy câu thơ. ông cụ bảo chú bé:

– Cháu cứ làm đúng theo mấy câu này thì sẽ cắt được nắng cho bà cháu đắp. Ta biết cháu nghèo lắm nên tặng cho cháu cái kéo này. Thôi, cháu về đi. Ta cũng phải đi ngay vì có hẹn với khách hàng ở nơi khác. Nói xong, ông xách bị dao kéo đi luôn. Mọi người xúm lại bảo chú bé đọc mấy câu thơ, chú liền đọc: Kéo cắt một lần Biến mất liền tay Nắng chảy thành sợi Cắt ngay! Cắt ngay! Cái chăn toàn nắng ấm đêm ấm ngày Chăn truyền hơi ấm Nhà ấy, nhà này, Nắng chui xuống đất Trở về, lung lay... Mang cái kéo và mấy câu thơ về làng, chú bé kể lại hết mọi chuyện cho bà nghe. Cả hai bà cháu nghĩ mãi mà vẫn chưa hiểu mấy câu thơ nói gì. Một buổi trưa, đang ngồi bần thần nhìn mấy tia nắng từ mái nhà tranh dột nát rọi xuống nền nhà, chú bé bỗng reo lên:

– Đúng là nắng chảy thành sợi kia rồi! Chú bé liền chạy đi lấy cái sàng gạo, rồi leo lên mái nhà. Chú bới chỗ mái tranh bị dột nát cho rộng ra rồi đặt cái sàng vào đó. Mặt trời rọi xuống, cái sàng có bao nhiêu lỗ thì có bấy nhiêu tia nắng rọi xuống, nhìn cứ vàng óng. Chú bé liền đem cái kéo của ông cụ cho thử cắt những sợi nắng xem có cắt được không. Lạ lùng chưa, những sợi nắng theo nhau rơi xuống cứ óng ánh, lấp lánh. Chú bé liền cắt tiếp. Những sợi nắng chồng lên nhau cao dần. Chú lại cắt nữa, cắt nữa. Bây giờ thì những sợi nắng đã vun lên thành một đống khá cao. Bỗng chú bé "ồ" lên một tiếng. Cái kéo tự nó đã biến mất ở ngay trong tay chú bé lúc nào không hay. Chú bé liền chạy ra vườn sau mừng rỡ gọi bà về. Thấy cả một núi sợi nắng nằm sáng rực ở giữa nền nhà, bà cụ mừng quá cứ tưởng mình đang nằm mê.

– Bà ơi! Cháu và bà hãy dệt những sợi nắng này thành một tấm chăn thật dày. Bà không còn phải lo bị rét, bị ốm nữa! Hai bà cháu dệt xong tấm chăn thì người trong xóm kéo đến chật cả nhà. ôi cũng sờ tấm chăn và ôi cũng khen là ấm quá. Chú bé sực nhớ hai câu thơ:

Chăn truyền hơi ấm Nhà ấy, nhà này Chú liền bảo mấy người hàng xóm mang chăn của họ đến nhà chú. Chú trải từng cái chăn của họ rồi đắp cái chăn vàng óng của bà mình lên trên. Chỉ một lúc sau, cả hai cái chăn đều ấm như nhau. Người xóm gần xóm xa thấy thế mừng quá liền rủ nhau mang chăn đến để xin cái hơi nắng ấm. Nhớ ơn ông cụ đã cho mình cái kéo có phép lạ, chú bé liền đi tìm ông để tạ ơn. Nhưng một lần, rồi hai lần, đi chợ phiên chú bé không làm sao gặp lại được ông cụ. Chú bé đành buồn rầu ra về. Nhờ có cái chăn ấm, tuổi thọ của bà cụ được kéo dài ra. Chú bé đã thành một chàng trai, dệt giỏi có tiếng. Chàng trai lấy vợ rồi có con. Bà cụ vui lắm. Nhưng rồi cũng đến lúc bà phải từ giã cõi đời. Trước khi nhắm mắt, bà dặn các cháu chắt:

– Các cháu đã thương bà hết lòng. Bà con ôi cũng yêu quý các cháu. Bà chết mà lòng rất nhẹ nhàng. Nhớ đến cái chăn quý, bà cụ lại dặn:

– Bà về với đất, đất ấm chứ chẳng lạnh đâu. Các cháu cứ giữ cái chăn quý lại mà dùng. Ngày chôn cất bà cụ, trời bỗng trở rét đậm. Hai vợ chồng người cháu bàn nhau mang cái chăn quý ra đắp lên trên mộ cho bà được ấm. Trời xẩm tối. Bó hương cắm ở đầu nấm mồ đỏ rực. Cái chăn phủ lên nấm mồ cũng sáng bừng lên.

Hai vợ chồng người cháu ngồi bên nấm mồ một lúc lâu rồi trở về nhà. Nửa đêm thức dậy, nhìn ra nấm mồ của người bà, chôn ngay trên cái gò ở trước mặt nhà, hai vợ chồng người cháu bỗng thấy có khói bốc nhiều trên nấm mồ. Hai vợ chồng chạy ra thì thấy tàn lửa của bó hương bay đáp xuống làm cái chăn cứ cháy âm ỉ, lửa không bốc thành ngọn. Cái chăn đã thành tàn tro đen. Sáng hôm sau, ra thăm lại mộ thì những tàn tro đen của cái chăn đã bị gió thổi bay tản mạn khắp trên gò. Mùa đông năm sau đến. Cái gò trước kia, vào mùa giá rét, thường vẫn trở lạnh, vắng vẻ, năm nay bỗng mọc đầy một loài cây mới lá xanh một màu xanh thật hiền lành, lặng lẽ. Khi những cây ấy trổ hoa thì cả khu gò vàng rực lên như được phủ đầy nắng. Gió bấc thổi, cả khu gò đầy hoa vàng lại lung lay. Mãi đến lúc này, người cháu mới sực nhớ đến hai câu cuối trong bài thơ: Nắng chui xuống đất Trở về, lung lay Như thế có nghĩa là loài cây mới, có hoa vàng như nắng này là từ những tàn tro của cái chăn dệt bằng những sợi nắng, vùi xuống đất, Sinh ra. Qua hết mùa hoa, những cây kia kết quả. Những quả nhỏ và dài trong đựng đầy những hạt nhỏ li ti, màu nâu đen, nhìn giống như những tàn tro của chiếc chăn quý. Mang những hạt ấy về vườn gieo vãi, bà con trong xóm lại thấy mọc lên loài cây mới mà ngày nay ta gọi là cây Cải Hoa Vàng.

Bà con thường gieo cải trên những mảnh vườn lớn, nhỏ, khi cải nở hoa, từng mảnh vườn lớn, nhỏ ấy cứ vàng rực như từng mảng nắng lớn, có gió thổi cứ khẽ đong đưa, đong đưa... và từng bông hoa như muốn nói một điều gì với ôi đang nhìn nó...

Sự tích Thánh làng Chèm

Ngày xưa, ở làng Chèm có một người họ Lý khỏe mạnh lạ thường. Đặc biệt thân thể của anh ta quá khổ, đo được hai trượng sáu thước bề cao. Vì thế đi đâu ai cũng kinh sợ người ta gọi là Ông Trọng...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Con mụ Lường

Ngày xưa, có hai vợ chồng một người phú thương trẻ tuổi. Chồng thường rong buồm chạy khắp trong Nam ngoài Bắc và các nước xa xôi, chuyên bán hàng đi và cất hàng về...

Bụng làm dạ chịu

Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và khoác lác. Người vợ rất lấy làm bực mình vì phải nai lưng ra làm nuôi chồng và ba đứa con...

Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn

Ngày xưa ở Gia-định có một người tên là Thủ Huồn. Hắn xuất thân làm thơ lại. Trong hơn hai mươi năm luồn lọt trong các nha các ti, hắn đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người bị oan uổng...

Sơn Tinh - Thủy Tinh

Vào đời Vua Hùng thứ 18, Vua có một người con gái đã đến tuổi cập kê, công chúa có dung nhan xinh đẹp tuyệt trần, lại còn có một làn da trắng trẻo mịn màng, dáng người nàng cũng cao ráo. Tên của nàng công chúa này là Mỵ Nương...

Viên ngọc ước của quạ

Ngày xưa, có một anh chàng trẻ tuổi tên là Đê. Nhà anh nghèo khó, cha mẹ phải cho đi ở tại một nhà lão trọc phú. Trọc phú bắt anh chăn trâu. Nhưng anh có thói ham chơi bời...

Sự tích Trầu Cau

Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em...