Tại sao Beethoven được tôn vinh là “Nhạc Thánh”? Dapan

Trên thế giới có một số nhạc sỹ đạt tới thành tựu cao đều có thêm một danh hiệu tôn xưng đặt trước tên mình. Trong số đo riêng một mình nhà soạn nhạc Áo nổi tiếng Beethoven có được cái danh hiệu “Nhạc Thánh”

Beethoven từ nhỏ đã sống trong cảnh bẩn cùng, ông phải vừa làm việc kiếm tiền vừa học tập và nhờ đó mới có được tri thức mới và tư tưởng mới. Cuộc sống gian khổ đã mài giũa ý chí của ông. Vì thế trong các tác phẩm của ông luôn luôn thấy nổi lên chủ đề đấu tranh chống lại số phận.

Beethoven không bao giờ chiều theo thói đời, không bao giờ a dua với thời thế. Nhờ tài năng xuất chúng và với phẩm cách bất khuất của mình, ông đã được tất cả các đồng nghiệp tôn kính, được người đời khâm phục. Năm 1815, ông 45 tuổi, hai tai bỗng nhiên đều bị điếc, nhưng ông dựa vào những cố gắng kiên cường, dù cho tai điếc vẫn soạn ra được những tác phẩm kiệt xuất, trong số đó có bản “Giao hưởng hợp xướng” (cũng gọi là bản Giao hưởng số 9). Nếu như các “thánh nhân” thường có trí tuệ và phẩm cách siêu phàm, thoát tục, thì trong cái danh hiệu “Nhạc Thánh” của Beethoven không những chỉ bao hàm nội dung nói trên, mà lại còn hàm ý cả phong cách tư tưởng và thể nghiệm độc đáo.

Chúng ta có thể tìm trong bản Giao hưởng Định mệnh (cũng gọi là bản Giao hưởng số 5) mà nghe thấy cái tâm thanh như một triết nhân muốn tìm hiểu ý nghĩa chân chính của đời sống con người, cũng có thể dựa vào bản Giao hưởng Anh hùng (cũng có tên là bản Giao hưởng số 3) để nghe thấy những gì Beethoven ca ngợi và tỏ lòng tôn kính các anh hùng, càng có thể dựa vào bản Giao hưởng Điền viên (cũng còn được gọi là bản Giao hưởng số 6) để nghe thấy những lời âu yếm hướng vọng tới thiên nhiên của ông.

Trong các tác phẩm của Beethoven đã đúc hợp các khổ nạn của ông, dũng khí của ông, niềm hoan lạc của ông và cả nỗi bi ai của ông. Lãnh vực nghệ thuật và lãnh vực tư tưởng mà ông đạt tới thì cả thời bấy giờ lẫn cho tới ngày nay chưa có một người nào khác vươn tới được. Có thể nói Beethoven không hổ thẹn với danh hiệu “Nhạc Thánh” mà người ta tặng cho ông.

Vì sao khi tiếp xúc với điện người ta có lúc bị hút vào có lúc lại bị hất văng ra?

Bạn đừng bao giờ dùng tay không tiếp xúc trực tiếp với người bị giật để lôi họ ra khỏi đường điện, bởi vì làm như vậy bạn cũng có thể bị dính chặt vào, điều này vô cùng nguy hiểm.

Tại sao máy vi tính lại có thể giúp nông nghiệp tăng sản?

Cùng với sự vận dụng các kĩ thuật khoa học cao mới trong sản xuất nông nghiệp, “ngành nông nghiệp truyền thống” đang phát triển theo hướng “nông...

Tại sao phần lớn ô tô lại dùng bánh sau đẩy bánh trước?

Chúng ta đều biết rằng, phần lớn các ô tô đều dùng bánh sau để dẫn động. Nhưng có điều kỳ lạ là, phần lớn động cơ xe đều đặt ở trước xe.

Trong đêm tối sư tử săn mồi bằng cách nào?

Khi mọi người đến vườn bách thú, muốn đích thân cảm nhận về sự oai hùng của sư tử thì đa số đều cảm thấy thất vọng. Bởi vì những gì mà họ trông thấy chỉ là những con sư tử lười biếng đang nằm ngủ.

Tại sao thụ phấn giữa các loài thực vật khác loài thường không thụ tinh kết quả được?

Chủng loại của thực vật rất nhiều, vào trong vườn có thể thấy cây cối hoa cỏ muôn hình muôn vẻ. Nở những đoá hoa sặc sỡ, đi vào ruộng có thể thấy hoa...

Vì sao không nên ăn sò?

Năm 1988, ở Thượng Hải xuất hiện đại dịch viêm gan A. Có gia đình tất cả mọi người đều mắc bệnh.

Vì sao lại có hồ nước ngọt, hồ nước mặn?

Nước là một loại dung môi. Trong các loại dung dịch nước đều hàm chứa một phần muối (khoáng chất).

Các chữ mạ vàng trên bìa sách có phải bằng vàng thật không?

Trên những quyển sách lớn đóng bìa cứng thường có các tiêu đề, tên sách được mạ vàng óng ánh, đẹp mắt. Trong các bao bì hàng hoá cũng thường thấy có...

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?