Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên cây treo quả dừa màu lá cọ như những quả bóng, là loại cây tuyệt đẹp của xứ sở nhiệt đới.

Nếu bạn chú ý một chút, sẽ phát hiện ra một hiện tượng: những cây dừa này hầu như đều sinh trưởng ven bờ biển và xung quanh các hòn đảo. Muốn hiểu được nguyên do của hiện tượng này, hãy xem tập quán sinh sống của cây dừa. Chúng ta biết rằng, thực vật để sinh sôi đời sau, dùng các biện pháp đa dạng, phát tán hạt của nó đi xa. Trong đó, ngoài nhờ con người ra, có một số nhờ động vật, một số nhờ gió và nước để phát tán hạt, dừa chính là dùng nước để phát tán.

Quả của cây dừa là loại quả có hạt, vỏ ngoài quả là chất gỗ thô xốp, giữa là do sợi màu lá cọ chắc tạo thành, sau khi chín rơi xuống nước sẽ trôi bồng bềnh như quả bóng trên mặt nước, có khi cùng nước biển trôi đi mấy nghìn dặm không bị rữa, khi gặp bãi nông hay được sóng đánh thổi dạt vào ven bờ, rồi gặp môi trường thích hợp, chúng sẽ nảy mầm sinh trưởng, ở đó tái định cư. Đây cũng là bí mật của những cây dừa hay sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo.

Ngoài ra, mặc dù cây dừa yêu cầu đối với đất đai không nghiêm ngặt lắm, nhưng đất có nhiều nước vẫn là phù hợp nhất. Xung quanh biển và đảo, nói đến nước thì phong phú vô cùng. Hơn nữa, cây dừa đặc biệt thích đất ngấm muối ở bãi biển, sinh trưởng trong đất này đặc biệt nhanh, khỏe. Vì vậy, nếu mang cây dừa đi một nơi xa bờ biển như phía Nam Vân Nam thì phải chôn muối thô lên rễ cây, khiến cho nó sinh trưởng nhanh trong đất bùn ngấm muối.

Có người cho rằng, gió biển đối với sinh trưởng của cây dừa, mặc dù không tác dụng trực tiếp, nhưng khí hậu gió mùa ấm áp đã tăng nhiệt độ của rừng dừa; đồng thời, gió biển cũng tăng nhiệt độ bầu không khí, có lợi cho sự sinh trưởng của cây dừa.

Từ đó cho thấy, xung quanh ven biển nhiệt đới và các đảo, cây dừa có thể mọc khắp nơi, cũng là một kiểu thích nghi cuộc sống của sinh vật.

Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp...

Tại sao chỉ trên một sợi quang mà hàng vạn người có thể cùng một lúc đàm thoại với nhau?

Hiện nay sợi quang đã được dùng rộng rãi cho đường dây truyền thông. Tại sao vậy? Nguyên là sợi quang không chỉ có các ưu điểm như cự li truyền tải...

Vì sao có sóng thần?

Tục ngữ nói: "Không có gió thì không nổi sóng”. Trong điều kiện bình thường đúng là như thế.

Tại sao cá ấn thích sống dựa vào lưng những động vật lớn ở hải dương?

Cá ấn là một loại cá biển rất thú vị, nó chu du khắp nơi trong nước, nhưng nó thường không phải tiêu hao một chút sức lực nào, mà là dựa vào sức lực của kẻ khác. Vì vậy, cá ấn đã trở thành "lữ hành gia miễn phí" nổi tiếng.

Vì sao có thể phá mưa đá bằng phương pháp nhân tạo?

Mưa đá là thời tiết có hại. Mưa đá to phá huỷ mùa màng, làm sập nhà cửa, gây thương tích cho người và súc vật.

Có phải cây thiên tuế nghìn năm mới ra hoa một lần không?

Thiên tuế nghìn năm ra hoa thường để ví với việc rất khó thực hiện hoặc khó gặp. Thời xa xưa có người thậm chí đã từng so sánh cây thiên tuế ra hoa...

Vì sao nhà du hành phải mặc trang phục vũ trụ?

Các nhà du hành đi ra ngoài vũ trụ đều phải mặc bộ trang phục vũ trụ, đó là điều cần thiết để thích ứng với môi trường vũ trụ. Môi trường vũ trụ rất...

Vì sao trẻ em mới sinh ra lại khóc?

Khóc và cười đều là sự biểu lộ tình cảm của con người, nhưng ý nghĩa biểu đạt hoàn toàn ngược nhau. Cười thông thường biểu thị sự vui mừng, khóc...

Tiếng vọng được hình thành như thế nào?

Nếu có chuyến du lịch đến vùng núi nào đó, bạn hãy hướng về phía vách đá dựng đứng và hét to một tiếng, sau 1 đến 2 giây, bạn có thể nghe thấy tiếng vọng dội trở lại, lặp lại tiếng nói của bạn.