Có một câu chuyện cười: Có một hành khách lần đầu tiên đi máy bay. Trước khi máy bay hạ cánh, cô tiếp viên hàng không phát cho mỗi hành khách một thanh kẹo cao su và nói rằng nhai để tránh ù tai khi máy bay hạ cánh. Sau khi hạ cánh, vị hành khách này nói với cô tiếp viên hàng không:
- Xin lỗi, cô có thể giúp tôi lấy kẹo cao su ra khỏi lỗ tai không?
Cô tiếp viên hàng không ngạc nhiên hỏi lại:
- Sao kẹo cao su lại chui vào tai ông?
Vị khách liền trả lời: - Cô vừa nói với tôi kẹo cao su có thể ngăn được ù tai cơ mà.
Cô tiếp viên hàng không mỉm cười và nói:
- Cháu bảo mọi người nhai kẹo cao su, chứ không phải lấy kẹo cao su bịt vào lỗ tai.
Lúc này vị khách kia mới vỡ lẽ.
Trước tiên, chúng ta cần phải hiểu rõ khi máy bay hạ cánh tại sao tai bị ù. Tai người gồm có ba bộ phận là tai trong, tai ngoài và tai giữa. Tai giữa và tai ngoài có một lớp màng mỏng chỉ bằng 1/10 mm. Đó chính là màng nhĩ. Để cảm nhận được chính xác âm thanh cần phải có tai trong và hệ thần kinh thính giác. Khi sóng âm đập đến màng nhĩ, trước tiên màng nhĩ sẽ làm dịu chấn động và truyền chấn động này vào tai giữa, cuối cùng truyền đến tai trong.
Khi máy bay cất, hạ cánh, do tốc độ không khí tăng mạnh khiến lực quán tính của không khí trong khoang có tác dụngược lại với chiều của máy bay. Khi máy bay bay lên, lực quán tính của không khí trong máy bay đi xuống, đuôi máy bay chịu áp lực lớn, ở phía đầu áp lực giảm. Khi máy bay hạ cánh, không khí chuyển về phía trên tạo ra áp lực lớn trong khi đó áp lực ở phần dưới máy bay lại giảm đi.
Trong quá trình máy bay cất và hạ cánh, màng nhĩ chịu áp suất của không khí mà đây lại là áp suất lớn.
Khi máy bay cất cánh, áp suất bên ngoài lớn hơn áp suất bên trong. Lúc đó, màng nhĩ bị ép vào phía trong, ngược lại khi hạ cánh áp suất bên ngoài sẽ nhỏ hơn bên trong, màng nhĩ sẽ phình ra ngoài. Như vậy, hành khách sẽ có cảm giác ù tai. Khi màng nhĩ phải chịu áp lực lớn hơn khả năng chịu đựng của nó, sẽ dẫn đến thủng màng nhĩ.
Ngoài ra, các máy bay siêu âm hiện nay khi chuẩn bị tiếp đất thường xả khí nén tạo thành sóng âm lớn cũng có thế làm rách màng nhĩ. Trong tai chúng ta có một ống thông với cổ họng, trong y học người ta gọi là "ống nhĩ hầu". Bình thường ống nhĩ hầu mở khi yết hầu cử động nó sẽ tự động mở ra làm cho áp suất bên trong và bên ngoài của màng nhĩ bằng nhau, giữ cho màng nhĩ không bị ép vào hay phình ra. Ngoài ra, khi âm thanh bên ngoài lớn, nếu ta há miệng ra, sóng âm sẽ đồng thời theo hai con đường là tai ngoài và ống nhĩ hầu xâm nhập vào, tác động đến màng nhĩ làm cho lực giữa trong và ngoài của màng nhĩ giảm đi, như vậy màng nhĩ sẽ không bị thủng. Nhai kẹo cao su là một trong những cách cử động yết hầu, tránh áp suất bên trong và bên ngoài màng nhĩ mất cân bằng. Há miệng cũng là một biện pháp tránh thủng màng nhĩ. Trên nguyên tắc như vậy, khi bị pháo địch bắn, những người lính kinh nghiệm thường há rộng miệng để tránh tác động lớn của sóng âm tới màng nhĩ.