Tại sao lạc mốc hoặc nảy mầm thì không thể ăn được?

Vào mùa mưa, chúng ta thường phát hiện rất nhiều hạt lạc lên một lớp mốc xám đen. Lạc mốc thì có thể ăn được không? Nói chung không nên ăn lạc mốc.. Tại sao không thể ăn lạc mốc?

Mốc mà chúng ta thấy chính là quần thể sinh vật mắt thường có thể nhìn thấy do nấm mốc hình thành sau sinh sôi trên hạt lạc. Lạc có chứa phong phú chất protein, mỡ và hợp chất hydrocarbon chính là môi trường tốt cho nấm mốc phát triển, ở điều kiện nhiệt độ độ ẩm thích hợp rất dễ bị nấm mốc thâm nhập. Mà nấm mốc để sinh sôi nảy nở thì cần tiêu hao lượng lớn chất hữu cơ có chứa trong lạc. Vì vậy lạc bị mốc, xét về mặt dinh dưỡng và giá trị thực phẩm mà nói thì thấp hơn nhiều so với lạc bình thường. Ngoài ra, có một số nấm mốc còn tiết ra những sản phẩm trao đổi có độc, nếu bị ô nhiễm loại khuẩn có độc này cũng sẽ nhiễm độc tố.

Hiện nay phát hiện, có rất nhiều nấm mốc có thể sản sinh ra chất có độc - độc tố nấm mốc. Trên thế giới hiện nay được nghiên cứu nhiều nhất là độc tố aspergillus flavus. Nó là sản phẩm trao đổi của loại nấm mốc aspergillus flavus ở nhiệt độ 30 – 38oC và độ ẩm tương ứng là 85%, sinh sôi phát triển dồi dào trên lạc, trong đó, có những thân vi khuẩn đã sản sinh ra loại độc tố này. Aspergillus flavus đối với đại bộ phận động vật biểu hiện tính độc cấp tính rất mạnh, còn có tác hại dẫn đến ung thư, nguy hại đến sức khỏe con người và gia súc. Năm 1960 ở vùng Đông Bắc Bộ và Nam Bộ của Ireland – Anh có 100.000 con gà tây sau khi ăn phải bột lạc mốc, đều nhanh chóng chết. Sau sự việc này, người ta tìm ra trong bột lạc mốc có một loại nấm mốc, đó chính là aspergillus flavus, chính nấm mốc aspergillus flavus gây ra cái chết của 100.000 con gà tây. Sau đó có người dùng thức ăn gia súc có chứa aspergillus flavus nuôi khỉ, phát hiện ra có thể gây bệnh ung thư gan. Cũng có người điều tra ra ở vùng nào đó ở Châu Phi tỉ lệ mắc bệnh ung thư gan rất cao, điều này có liên quan tới việc người dân địa phương đã dùng lạc mốc làm thức ăn trong thời gian dài. Bởi vì lạc và những thực phẩm bị mốc khác rất có khả năng bị chất aspergillus flavus gây nhiễm độc, nếu dùng để ăn sẽ trực tiếp nguy hại đến sức khỏe của con người.

Sau khi lạc nảy mầm, thành phần dinh dưỡng của nó nhanh chóng giảm xuống. Đồng thời trong quá trình nảy mầm lượng nước tăng cao, càng dễ gây nhiễm nấm mốc.

Để tránh lạc mốc và nảy mầm, sau khi thu hoạch lạc, phải kịp thời làm khô đến một mức nước an toàn, cất giữ nơi khô ráo mát mẻ tránh lên mốc.

Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần,...

Vì sao không nên nín đại, tiểu tiện?

Nước tiểu của người được trữ lại trong bàng quang. Khi tích tụ đến một lượng nhất định, bàng quang sẽ căng lên, điều này được các dây thần kinh truyền...

Tại sao lại đem giống cây trồng lên Vũ Trụ?

Từ sau khi chiếc vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới du hành vào Vũ Trụ cùng với sự ra đời một môn khoa học mới - khoa học sinh sống giữa Vũ Trụ.

Vì sao nơi mà các con sông lớn đổ ra biển thường có Vùng châu thổ?

Trước hết, tôi sẽ đưa ra cho các bạn một con số: mỗi năm trên thế giới có khoảng 16 tỷ m3 phù sa ở các dòng sông đổ ra biển.

Vì sao mì chính lại ngọt như vậy?

Mì chính là một chất điều vị thường dùng. Đặc điểm của mì chính là có vị ngon ngọt.

Thực vật thuỷ sinh vì sao không thối rữa?

Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa...

Vì sao phải đưa khái niệm “đại lượng thay đổi” vào toán học?

Cũng như nhiều khoa học tự nhiên khác, toán học được sinh ra do nhu cầu thực tiễn của cuộc sống loài người. Vào thế kỉ XVI trở về trước, đại đa số các...

Vì sao máy bay không cần vẫy cánh như chim?

Mới xem ra thì hình như máy bay “thông minh” còn chim “kém phát triển”. Nhưng sự thực hoàn toàn ngược lại. Máy bay hiện đại, bất kể là loại nào, đều phải có đẩy đủ cánh máy bay và cánh quạt mới bay được...

Vì sao có lúc chúng ta chỉ cần số có giá trị gần đúng?

Nếu có người hỏi bạn “năm nay bạn bao nhiêu tuổi”. Bạn trả lời “tôi 15 tuổi”.