Tại sao máy tính lại coi là bộ não điện tử?

Loài người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên đã dần dần sáng tạo ra đủ loại các công cụ và khí giới. Những công cụ và thiết bị khí giới này thực chất chỉ là sự kéo dài của các khí quan con người. Ví dụ, cái cuốc, cái xẻng, cái búa, cái kìm, cỗ máy tiện, cần trục, máy ủi đất là sự kéo dài chức năng tay của con người. Dùng nó ta có thể làm thay đổi vị trí và hình dạng của vật thể. Ô tô, tàu hỏa, xe đạp, tàu thuyền, máy bay, phi thuyền vũ trụ là sự kéo dài chức năng cái chân của con người. Dùng nó ta có thể tiện lợi, nhanh chóng di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Kính phóng đại, kính hiển vi điện tử, fax, máy quét là sự kéo dài chức năng mắt của con người. Dùng nó ta có thể xem xét được vật thể nhỏ bé và xa xăm. Máy điện thoại, máy thu thanh. Dàn máy Hi - Fi (dàn âm hưởng) có thể coi đó là sự kéo dài chức năng của tai ta. Dùng nó ta có thể nghe được những âm hưởng xa xôi.

Vậy thì liệu có hay không một loại công cụ hoặc thiết bị có thể kéo dài bộ não của con người? Có đấy! Đó chính là máy tính điện tử.

Máy tính điện tử có chức năng tính toán, có thể thay cho bộ não con người để hoàn thành những công việc tính toán phức tạp vừa nhanh, vừa chính xác. Bạn chắc là rất quen thuộc với số π. Số π là một số vô tỉ, dựa vào những quy tắc nào đó có thể tính ra được. Mấy ngàn năm nay nhiều nhà toán học vĩ đại đã hao tốn tâm sức cả đời người để tính toán số π một cách chuẩn xác. Thế kỷ XIX, Uyliam Sinke đã sử dụng thời gian 30 năm để tìm giá trị số π đến hàng đơn vị thứ 707, nâng mức tính toán số π lên trình độ mới.

Thế nhưng, từ năm 1946 khi phát minh ra máy tính điện tử đầu tiên Eniac (Electronic Numerical Intergrator and computer - chú thích của người dịch) thì bài toán khó tìm giá trị số π rất nhanh chóng được giải. Năm 1949 có người đã dùng Eniac tính số trị π, chỉ cần 70 giờ đã tính tới hàng đơn vị thứ 2037.

So sánh với kết quả tính toán của Uyliam Sinke thì phát hiện ra số lẻ thứ 528 là sai. Do cái sai lầm này mà những tính toán sau con số đó bị sổ toẹt. Nghĩa là Uyliam đã tiêu phí mất thời gian hơn 10 năm quý giá. Máy tính điện tử không chỉ dùng vào việc tính toán mà còn có chức năng ghi nhớ phán đoán lôgic và suy luận lôgic rất mạnh. Và những chức năng này có thể thay thế cho một phần lao động trí óc của con người. Xét trên ý nghĩa này, nó là sự kéo dài chức năng của bộ óc con người. Con người là một động vật, duy trì cuộc sống bằng cách sử dụng đồ ăn thức uống. Còn máy tính điện tử thì "sống" dựa vào điện. Vì vậy ở một số nước và khu vực, người ta gọi máy tính điện tử là bộ não điện tử, gọi máy vi tính (microcomputer) là bộ não điện nhỏ.

Vì sao máy tính điện tử lại cần hệ đếm nhị phân?

Vì trên hai bàn tay có 10 ngón tay mà loài người đã phát minh ra hệ đếm thập phân. Máy tính điện tử rõ ràng không có mối liên hệ tự nhiên với hệ đếm...

Tại sao việc thu hoạch cây ăn quảlại có năm lớn năm nhỏ?

Cây ăn quả rất quen thuộc với chúng ta, hầu hết cây ăn quả đều có một tính khí riêng kì lạ. Đó chính là sau khi nó bước vào thời kì kết quả rộ, sẽ...

Vì sao nói tiếng ồn là một loại ô nhiễm?

Năm 1959, có 10 người Mỹ vì để nhận được một món tiền thưởng lớn đã tự nguyện nhận làm thí nghiệm chịu đựng tiếng ồn của máy bay siêu âm. Khi máy bay...

Sửa chữa sự cố của các thiết bị vũ trụ trên không như thế nào?

Giống như máy bay, ô tô thường xảy ra sự cố, các thiết bị vũ trụ trên không cũng xuất hiện nhiều trục trặc. Nhưng trên vũ trụ cách xa mặt đất 400-500...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Tại sao cây su su lại là thực vật sinh sản bằng "bào thai"?

Các loại bí đao, bí đỏ mà ta quen thuộc đều có ruột, quả có rất nhiều hạt, khi trồng đều có thể lấy hạt phơi khô, sấy khô sau đó gieo trồng, chăm sóc...

Tại sao con người ngủ hay nghiến răng?

Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két...

Thế nào là sao hồng ngoại?

Bao nhiêu thế kỷ nay người ta đã quen dùng mắt thường hoặc thông qua kính viễn vọng để quan sát các sao.

Cây cối sống qua mùa đông lạnh giá như thế nào?

Trong tự nhiên có rất nhiều hiện tượng vô cùng kỳ lạ người, khiến con người phải dày công nghiên cứu. Chẳng hạn như, cũng một loại thực vật mọc trên...