Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng. Không ít loài hoa quý, đẹp như hoa hồng, mẫu đơn, thược dược, đỗ quyên, sơn trà, báo xuân... đầy màu sắc và rất được con người yêu thích. Vậy những bông hoa có màu trắng lại không phong nhã sao? Sự thực không phải như vậy, rất nhiều loài hoa quý được yêu chuộng như bạch lan, hàm tiếu, ngọc lan, nhài, thủy tiên, quế hương... Chúng đều có màu trắng, hơn nữa lại có mùi hương cực kỳ dễ chịu. Loài hoa màu trắng hay thuần trắng đều có chung một đặc điểm: trang nhã, mùi hương dễ chịu đem lại cho con người cảm giác yên tĩnh, thanh thoát và cao quý. Mùi thơm của hoa xuất phát từ mấy loại hoặc mấy chục loại dầu thơm dễ bay hơi mà có. Nó thường tỏa ra vào lúc hoa nở, đến khi hoa tàn thì nó dần dần mất đi.

Tất nhiên con người thích nhất những loài hoa vừa đẹp lại vừa thơm nhưng đáng tiếc là thiên nhiên lại không hào phóng như vậy. Bởi vì thực ra hoa nở hay tỏa mùi hương không phải là để cho con người thưởng thức, mà để ra quả. Màu sắc và mùi thơm là phương thức để hấp dẫn côn trùng truyền phấn. Tuy nhiên yêu cầu của côn trùng đối với hoa không “hà khắc” như con người. Nhiều loài côn trùng chỉ dựa vào màu sắc là có thể nhận biết chính xác hoa nào phù hợp cho nó lấy mật hay không, còn như mùi thơm của hoa đối với chúng không có ý nghĩa gì.

Một số loài côn trùng khác lại nhạy cảm với mùi hương của hoa, cho dù có sự khác lạ nhỏ chúng cũng phân biệt được, vì chúng chỉ dựa vào khứu giác mà tìm được đóa hoa cần “ghé thăm”, còn như hoa có đẹp hay không cũng vô nghĩa. Chúng ta biết rằng, trong quá trình tiến hóa của thực vật luôn có một xu hướng phổ biến là không ngừng loại bỏ những chất dư thừa trên cơ thể. Đối với hoa cũng như vậy, những bông hoa sặc sỡ đủ để có thể phát tín hiệu mời côn trùng, hơn nữa những tín hiệu này nhất định được người nhận đáp lại, thì tỏa mùi hương nồng nàn là quá thừa. Cũng giống như vậy, hoa đã có mùi hương đặc trưng thì sắc đẹp cũng không cần thiết phải có. Còn đối với loài hoa nhờ gió hay nhờ nước truyền phấn thì không có vấn đề hấp dẫn do đó không có cả màu sắc cũng như hương thơm.

Vì sao dùng giấy ráp cát thô lại đánh bóng được đồ vật?

Chắc nhiều người đã quen dùng giấy ráp để đánh bóng các đồ vật. Giấy ráp là loại giấy trên mặt giấy có trải một lớp cát, bề mặt giấy thô ráp, nhưng...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Tại sao lại có mưa sao Băng?

Vào ban đêm, thường có thể nhìn thấy sao Băng trong bẩu trời loé sáng lên, thể sao Băng gây ra những hiện tượng này phẩn lớn đều chỉ bằng những chiếc...

Tại sao hổ thiên ngưu lại giống ong vò vẽ?

Có một loại côn trùng được gọi là hổ thiên ngưu, hình dáng của nó lại không hề liên quan gì đến loại sâu thiên ngưu mà chúng ta biết, bất luận nhìn về sự lớn nhỏ, hình dáng, màu sắc hay là các phương diện khác thì nó đều giống một con vò vẽ.

Tại sao chó là động vật đầu tiên mà loài người thuần hoá thành công?

Các nhà động vật học cho rằng, thuần hoá trên thực tế là một hiện tượng cộng sinh, hai sinh vật khác nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương trợ lẫn nhau, thực ra là một việc tốt.

Nếu nối các mạch máu của bạn lại với nhau thì chúng sẽ có độ dài là bao nhiêu?

Chiều dài đó sẽ là 60.000 dặm, tương đương với 96.

Vì sao nói biển là kho lương thực tương lai?

Dân số thế giới tăng nhanh, tài nguyên thiếu hụt, đó là vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất mà loài người đang phải đối mặt. Đương nhiên có giải quyết...

Tại sao bệnh dịch hạch lại trở thành đại hoạ của nhân loại?

Ngày 24 tháng 3 năm 1345, người ta phát hiện thấy trên bẩu trời một hiện tượng kỳ lạ: Thổ tinh, Mộc tinh, Hoả tinh gặp nhau, chập làm một. Ở châu Âu...

Vì sao có người dễ chảy máu mũi?

Bình thường mũi không chảy máu. Mũi dễ chảy máu có thể là do bản thân lỗ mũi có bệnh, cũng có