Tại sao trâu đen, bò vàng?

Trâu và bò ngày xưa là hai anh em kết nghĩa. Chúng cùng sinh ra ở một vùng nông thôn hẻo lánh. Khi còn nhỏ cả hai đều có một bộ lông trắng rất đẹp và mịn màng.

Lớn lên, trâu rất chăm chỉ làm việc. Mọi công việc đồng áng dù nặng nhọc vất vả đến đâu trâu đều không quản ngại. Ban ngày trâu kéo cày ở những đám ruộng sâu bùn lầy. Tối về nó lại chăm chỉ giúp người kéo trục đập lúa. Khi người làm nhà nó đảm nhiệm việc vào rừng kéo những cây gỗ dài và nặng. Một lần, lão hổ già đòi người phải cho xem trí khôn, trâu đã giúp người trói được lão hổ gian ác vào gốc cây. Hôm ấy lão hổ bị người chất rơm đốt nên lông hổ mới vằn vện như bây giờ.

Trong khi đó thì bò lại rất lười biếng. Nó chỉ đi cày bừa ở những nơi ruộng nương cao ráo, đất tơi xốp và nhẹ. Đêm đêm khi trâu giúp người đập lúa thì bò nằm nghỉ ngơi và nhai rơm khô.

Chính vì trâu chăm chỉ nên người mới yêu quý và giao cho trông coi cây rơm. Đó là thức ăn dự trữ mùa đông của trâu bò. Khi bò muốn đến ăn rơm đều phải xin phép trâu. Mùa đông năm ấy, trời rét lắm, sương muối rơi dày nên cỏ lụi hết. Bò đói quá năn nỉ:

– Anh trâu ơi! Em đói quá, cho em thêm một bó rơm…

– Mày là đồ lười biếng, hay trốn việc nên ăn ít thôi!

Bị trâu mắng, bò tức lắm. Nó ôm cái bụng lép kẹp đi ngủ nhưng không làm sao ngủ được. Bò rất muốn đến ăn rơm nhưng trâu luôn nằm chắn canh chừng ngay cạnh cây rơm. Hai cái sừng nhọn hoắt chĩa ra. Mấy anh lợn toan đến rút trộm ít rơm để lót ổ cũng không dám lại gần.

Bị đói, nằm không ngủ được nên bò rất oán hận trâu. Nó liền nghĩ cách trả thù.

Một hôm, lừa cho trâu đi cày về mệt ngủ quên, bò liền châm lửa đốt cây rơm. Cây rơm bén lửa cháy đùng đùng, khói mù mịt. Trâu nằm đắp rơm lên cho ấm nên bị bén lửa ngay. Bộ lông trắng của trâu bị cháy đen thui, nó hốt hoảng lăn ngay xuống vũng bùn cho đỡ nóng. Trong khi đó vì đói quá, bò liều mạng lao vào chỗ cây rơm đang cháy cố lôi lấy một ít rơm để ăn. Thành thử bộ lông trắng mượt và chải chuốt của bò cũng bị ám khói vàng khè.

Sau lần bị cháy ấy, trâu mới có màu đen và bò mới có màu vàng như ngày nay.

Bốn người bạn

Xưa có bốn người bạn, mỗi người quê quán một phương. Vì thuở trẻ cùng học với nhau một thầy, nên họ có dịp sống chung với nhau lâu ngày, rồi dần dần trở nên những người bạn nối khố. Về sau lớn lên, họ lại từ giã thầy, mỗi người làm ăn một ngả...

Nợ duyên trong mộng

Ngày xưa ở động Sơn-la thuộc Hưng-hóa có một chàng trẻ tuổi tên là Chu sinh. Bố mẹ mất sớm, chàng được chú đưa về nuôi cho ăn học. Nhưng người chú yêu dấu cháu bao nhiêu thì người thím lại ghét bỏ bấy nhiêu...

Cái cân thuỷ ngân

Ngày xưa, có một nhà làm nghề buôn bán, gian tham chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thủy ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết. Khi cân hàng bán cho người ta thì dốc cán về đằng móc, còn khi cân hàng mua của ai thì dốc cán cân về đằng quả...

Chử Đồng Tử và Tiên Dung

Thời Hùng Vương thứ ba có một người con gái nhan sắc như tiên, đặt tên là Tiên Dung. Tiên Dung rất đẹp, song tự nguyện không lấy chồng, chỉ ham thích phong cảnh, thường đi du lịch khắp nơi trong nước...

Chiếc áo tàng hình

Ngày xưa ở vùng Cao Bằng có một chàng trẻ tuổi, nay đây mai đó làm nghề chài lưới, tên là Triều. Gia sản của anh không có gì ngoài bộ đồ nghề...

Truyện cổ tích Cây Khế

Xưa có một gia đình nọ, người cha và người mẹ mất sớm để lại hai anh em sống với nhau. Người anh thì bản tính tham lam ích kỉ, người em thì ngược lại hiền lành chất phác và luôn biết nhường nhịn...

Sự tích hòn Vọng Phu

Ngày xưa, có đôi vợ chồng nghèo sinh được hai mụn con: đứa lớn là trai mười một tuổi, đứa bé là gái lên sáu tuổi. Mỗi lần hai vợ chồng đi làm đồng hay đi đâu vắng, thường để hai con ở lại nhà, dặn anh trông nom em gái...

Truyện cổ tích quả bầu tiên

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ, chăm sóc mọi người, mọi vật xung quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé....

Cường Bạo đại vương

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trẻ tuổi làm nghề mò tôm bắt cá tại vùng sông Bồi. Tuy quanh năm chỉ che thân một mảnh khố rách, chui rúc trong một túp lều ven sông, nhưng anh vẫn vui vẻ làm ăn, miệng luôn ca hát...