Tấm lòng cô giáo

Chúng tôi đang trong giờ học của cô Virginia Deview, khúc khích cười, thọc mạnh vào nhau và bàn tán về những “tin tức” mới nhất trong ngày, như thuốc chải mí mắt màu tím đặc biệt mà Cindy đang dùng. Cô Deview hắng giọng và yêu cầu chúng tôi trật tự.

- Bây giờ, - cô vừa nói vừa mỉm cười, - các em hãy suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình.

Cả lớp dường như đồng loạt há hốc miệng vì ngạc nhiên. Nghề nghiệp của chúng tôi ư? Chúng tôi liếc nhìn nhau. Chúng tôi chỉ mới 13, 14 tuổi. Cô giáo này thật là lẩn thẩn!

Đó là điều mà khá nhiều đứa trong bọn chúng tôi nhận xét về cô Deview, người có mái tóc luôn búi lên và hàm răng trên nhô ra. Be ngoài như thế khiến cô luôn là mục tiêu dễ dàng cho những tiếng cười khúc khích và những câu đùa ác nghiệt của lũ học trò.

Cô cũng hay làm cho các học sinh bực bội vì những yêu cầu khắt khe của mình. Hầu hết chúng tôi đều xem nhẹ năng lực của cô.

- Phải. Tất cả các em phải suy nghĩ về nghề nghiệp trong tương lai của mình. - Cô hăng hái nói như thể đây là điều tuyệt nhất mà cô làm được cho học sinh của mình. - Các em sẽ phải làm một đề tài nghiên cứu về nghề nghiệp trong tương lai của mình. Mỗi em sẽ phải phỏng vấn một ai đó làm trong lĩnh vực mà mình chọn, rồi thuyết trình trước lớp.

Hôm đó, tất cả chúng tôi đều tan học với sự lúng túng. Có ai mà biết mình muốn làm gì khi mới 13 tuổi chứ? Tuy nhiên, tôi đã thu hẹp những lựa chọn của mình lại. Tôi thích nghệ thuật, ca hát và viết văn. Nhưng về nghệ thuật thì tôi rất tệ, còn khi tôi hát các chị tôi hay hét lên: “Này, làm ơn ngậm miệng lại dùm đi”. Lựa chọn duy nhất còn lại là viết văn.

Và trong những giờ lên lớp kế tiếp của mình, cô Deview đều kiểm tra chúng tôi: “Chúng tôi đã đi đâu?”, “Các bạn nào đã chọn được nghề nghiệp cho mình?”. Cuối cùng, hầu hết chúng tôi đều đã chọn được một nghề nào đó; tôi đã chọn nghề làm báo. Điều đó có nghĩa là tôi phải đi phỏng vấn một phóng viên báo chí bằng xương bằng thịt. Điều này làm tôi rất lo.

Tôi ngồi xuống trước mặt người phóng viên mà tôi gặp gần như không thể nói nổi lời nào. Ông ấy nhìn tôi rồi hỏi:

- Cháu có mang theo cây viết nào không?

Tôi lắc đầu.

- Còn giấy viết thì sao?

Tôi lại lắc đầu.

Cuối cùng, chắc ông ấy nhận ra là tôi đang sợ hãi và đã cho tôi một lời khuyên hữu ích đầu tiên để có thể trở thành một nhà báo.

- Bác chưa bao giờ đi đến bất kỳ nơi nào mà không mang theo bút và giấy viết cả, bởi vì ta chẳng bao giờ biết mình đang rơi vào chỗ nào.

Trong 90 phút tiếp đó, người phóng viên đứng tuổi đã kể cho tôi nghe toàn những câu chuyện về các vụ cưóp, những trường hợp ăn chơi sa đọa và những vụ hỏa hoạn, ông kể về một đám cháy bi thảm đã cưóp đi sinh mạng của bốn người trong gia đình nọ mà ông không thể nào quên, ông bảo rằng ông vẫn có thể ngửi thấy mùi thịt của họ đang cháy...

Vài ngày sau, tôi đã trình bày bài thuyết trình về nghề nghiệp của mình trước lớp hoàn toàn bằng trí nhớ một cách say sưa như bị thôi miên. Tôi nhận được điểm A cho toàn bộ công trình của mình.

Khi năm học sắp kết thúc, một vài học sinh quá bất mãn đã quyết định trả thù cô Virginia Deview vì công việc khó khăn mà cô đã bắt chúng tôi làm. Khi cô đi đến một góc hành lang nọ, chúng đã cố hết sức ấn mạnh một cái bánh vào mặt cô. Cô chỉ bị xây xát nhẹ bên ngoài, nhưng trong lòng cô đã bị tổn thương rất nặng. Nhiều ngày sau đó, cô đã không đến trường. Khi tôi nghe được chuyện ấy, ruột tôi như bị ai cắt. Tôi cảm thấy xấu hổ cho chính mình và những đứa bạn của tôi, những người không biết làm điều gì tốt hơn là lên án một người phụ nữ vì vẻ bề ngoài của cô ấy, thay vì thán phục những phương pháp giảng dạy thú vị của cô.

Nhiều năm sau, tôi đã quên tất cả mọi chuyện về cô Deview cũng như những nghề nghiệp chúng tôi đã lựa chọn. Tôi vào đại học và tìm kiếm một nghề nghiệp mới. Cha muốn tôi đi theo lĩnh vực kinh doanh và dường như đó là một lời khuyên đúng đắn vào lúc bấy giờ, nhưng oái oăm thay tôi chẳng có lấy một ký năng kinh doanh nào. Thế rồi tôi chợt nhớ đến cô Virginia Deview cùng ước muốn làm phóng viên hồi 13 tuổi. Tôi gọi điện cho ba mẹ.

- Con sẽ đổi nghề - Tôi thông báo.

Một sự im lặng nặng nề ở đầu dây điện thoại bên kia.

- Đổi sang nghề gì? - Cuối cùng cha tôi cất tiếng.

- Nghề làm báo ạ!

Tôi có thể đọc thấy sự không vui qua giọng nói của ba mẹ, nhưng họ không ngăn cản tôi. Họ chỉ nhắc nhở tôi rằng đây là một lĩnh vực đầy cạnh tranh và tôi đã muốn tránh nó như thế nào.

Họ nói đúng. Tuy nhiên nghề phóng viên báo chí đã đem lại cho tôi điều gì đó; nó nằm trong máu thịt của tôi. Nó đem đến cho tôi sự tự do để đến được với tất cả những người xa lạ và hỏi họ về những điều đã xảy ra. Nó luyện cho tôi cách đặt câu hỏi và tìm được câu trả lời trong cả nghề nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư của mình. Nó mang đến cho tôi sự tự tin.

Trong 12 năm qua, nghề phóng viên đem lại cho tôi Sự hài lòng và rất nhiều điều ngạc nhiên thú vị. Tôi viết mọi chuyện từ những kẻ giết người đến những vụ rơi máy bay và sau cùng là viết theo sở trường của mình. Tôi thích viết về những giây phút bi thảm và mong manh trong cuộc sống con người, bởi lẽ tôi cảm thấy điều đó giúp họ trong một phương diện nào đó.

Một ngày nọ, khi tôi nhắc điện thoại lên, một cơn sóng ký niệm chợt ùa về trong tôi. Tôi nhận ra rằng nếu không có sự ủng hộ của cô Virginia De view, tôi sẽ không có được vị trí hiện nay của mình.

Có lẽ cô sẽ chẳng bao giờ biết được nếu không có sự giúp đỡ của cô, tôi đã không trở thành một phóng viên và một nhà văn. Có thể tôi đang ngụp lặn trong thế giới kinh doanh ở một nơi nào đó, với những rủi ro to lớn bao vây lấy tôi mỗi ngày. Tôi tự hỏi giờ đây có bao nhiêu học sinh khác đã từng là học trò của cô nhận thức được tầm quan trọng của bài tập nghiên cứu về nghề nghiệp đó.

Người ta luôn hỏi rằng:

- Anh đã chọn nghề báo như thế nào?

- À, anh có biết không, có một cô giáo...

Tôi luôn bắt đầu như thế và thầm cám ơn cô Deview.

Tôi mong rằng những học trò của cô khi ngẫm nghĩ về những ngày còn đi học của mình, sẽ còn giữ lại trong tâm trí hình ảnh của một người giáo viên độc thân - cô Virginia Deview - rất riêng, rất khác biệt của họ. Có lẽ họ sẽ cám ơn cô ấy trước khi quá trễ.

Đêm cuối cùng

Hãy dành thời gian cho mọi người quanh mình - cho dù đó là một việc nhỏ nhoi. Hãy làm điều mà bạn chẳng được hưởng lợi lộc gì ngoài đặc quyền làm điều đó.

- Albert Schweitzer

Cụ ơi, con trai cụ đến rồi đây. - Cô y tá khẽ gọi cụ già.

Phải gọi đến mấy lần ông lão mới khó nhọc mở mắt ra. Đêm qua, ông được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê do trụy tim và sau khi cấp cứu, ông cũng chỉ tỉnh lại phần nào. Ông loáng thoáng nhìn thấy bóng dáng một thanh niên trong bộ quân phục lính thủy đang đứng cạnh giường mình.

Ông lão đưa tay ra cầm lấy tay chàng trai. Những ngón tay rắn rỏi của anh lính siết nhẹ bàn tay mềm rũ không còn chút sinh khí ấy. Cô y tá mang đến một chiếc ghế để người lính ngồi với cha mình.

Suốt đêm, anh lẳng lặng ngồi trong căn phòng ánh sáng tù mù, nắm tay ông lão và nói với ông những lời động viên, ông lão hấp hối nằm yên, không nói gì, nhưng tay ông vẫn không rời bàn tay chàng trai. Mặc những tiếng rì rì của bình ôxy, tiếng rên rỉ của các bệnh nhân khác và tiếng bước chân của các y tá trực đêm ra vào phòng, anh lính vẫn ngồi ngay ngắn bên ông lão.

Cô y tá, thỉnh thoảng ghé vào thăm nom các bệnh nhân, luôn bắt gặp anh lính trẻ thì thầm những lời an ủi vào tai ông. Nhiều lần, cô chủ ý nhắc anh chợp mắt một lát, nhưng anh đều từ chối.

Gần sáng, ông lão trút hơi thở cuối cùng. Người lính cẩn thận đặt bàn tay lạnh lẽo của ông lên giường và bước ra ngoài tìm cô y tá. Anh ngồi đợi trong lúc cô chuyển thi hài ông lão xuống nhà xác và làm những thủ tục cần thiết. Khi quay lại, cô y tá ngỏ lời chia buồn với anh, nhưng khi cô chưa dứt lời, anh đã ngắt ngang hỏi:

- Ông cụ này là ai vậy?

Cô y tá giật mình.

- Ông cụ là cha anh mà!

- Không phải đâu. Ông cụ ấy đâu phải là cha tôi. Tôi chưa gặp ông bao giờ cả.

- Vậy sao anh không nói khi tôi đưa anh đến gặp ông?

- Tôi biết là có sự nhầm lẫn từ người cấp phép cho tôi về nhà. Tôi nghĩ có lẽ con trai ông cụ và tôi trùng tên, trùng quê quán và có số quân giống nhau, do đó người ta mới nhầm như vậy. - Người lính giải thích. - Ông cụ rất muốn gặp con trai mình mà anh ấy lại không có mặt ở đây. Khi đến bên ông cụ tôi nhận ra là cụ đã yếu đến mức không còn phân biệt được tôi với con trai cụ nữa. Biết là ông rất cần có ai đó bên cạnh, nên tôi đã quyết định ở lại.

Tô mì của người lạ

Tối hôm đó Sue cãi nhau với mẹ, rồi không mang gì theo cô đùng đùng ra khỏi nhà. Trong lúc đang trên đường, cô mới nhớ ra rằng mình chẳng có đồng bạc nào trong túi, thậm chí không có đủ mấy xu để gọi điện về nhà.

Ngọn lửa tình yêu

Cha mẹ ly hôn năm tôi lên 9 tuổi, và cũng trong năm đó tôi mắc phải một căn bệnh khó hiểu. Hai đầu gối bỗng nhiên sưng phù lên khiến tôi đau đớn vô cùng và không đi được nữa.

Đối diện với thị phi

Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi...

Chuyện của Ann

Định mệnh đến thăm tôi vào ngày 10 tháng 9 năm 1984 - và ngay lập tức cuộc sống của tôi dừng một cách đột ngột.

Nhưng mà Bố…

“Đi mà Bố.. Bố cho con đi nhé”, tôi đứng khoanh tay ngay trước chiếc ti vi cố thuyết phục Bố rằng tôi là người duy nhất ở trường không tham dự buổi dạ hội.

Ông lão ăn mày

Ông lão ăn mày! Người ta gọi ông như thế vì ông nghèo và không nhà cửa. Thực ra, ông chưa hề chìa tay xin ai một đồng xu.

Cảm xúc gọi yêu thương

Khi con gái tôi hãnh diện trao cái bọc nhỏ quấn đầy khăn mền cho tôi, điều duy nhất tôi có thể cảm nhận là sự căng thắng lan dọc theo sống lưng...

Không bao giờ gục ngã

Nhiều năm về trước, khi khai quật một ngôi mộ cổ Ai Cập, một nhà khảo cổ đã tìm thấy những hạt giống vùi trong một miếng gỗ. Khi được trồng trở lại, những hạt giống ấy đã nảy mầm, bộc lộ sức sống tiềm tàng sau hơn 3.

Học cách để tha thứ

Biết tha thứ cho những người làm ta đau đớn sẽ mang lại một cảm giác yên bình mà ta không thể có được khi ôm riết lấy mối hận thù. Ngoài ra, tha thứ còn làm ta khoẻ mạnh hơn cả về thể chất lẫn tinh thần.