Tiếng đàn dương cầm

Tôi biết chắc, với đồng lương còm cõi làm trong một cửa hàng bán lẻ mẹ không cách chi lo được cho tôi học đại học nếu tôi không tự xoay xở lấy. Thế là ngoài các khoản trợ cấp học tập, tôi nhận thêm việc rửa chén ở tiệm ăn của trường, dù chẳng vinh quang gì, nhằm trang trải học phí, sách vở và tiền ăn ở.

Để tranh thủ, tôi ghi bài học lên những tấm thẻ rồi dán lên máy rửa chén. Trong lúc máy làm việc, tôi lẩm nhẩm học thuộc cấu tạo và cân bằng nguyên tử. Có những lúc đầu óc mệt mỏi khiến tôi đánh rơi ly tách xuống nền nhà trong khi xếp chén dĩa vào tủ. Điểm học của tôi trồi sụt thất thường.

Đúng lúc tôi đang bên bờ vực phải bỏ học thì một thiên thần đột nhiên xuất hiện. Vâng, một thiên thần không có cánh đang hiện hữu trên mặt đất này.

Một người bạn đề nghị tôi giúp việc cho ông bà nội anh vào những ngày cuối tuần. Chỉ cần tôi nấu ăn, đỡ các cụ ra vào giường mỗi sáng và mỗi tối. Hàng tháng tôi sẽ được trả 400 đô, gấp đôi so với thu nhập hiện thời. Tôi lại còn có thời gian để học bài nữa. Thế là tôi đồng ý nhận việc.

Ấn tượng đầu tiên của tôi là bà anh rất say mê âm nhạc. Bà có thể ngồi hàng giờ bên chiếc dương cầm cũ kỹ đã mất vài phím. Một hôm, bà bảo sẽ dạy tôi đánh đàn 'cho cuộc sống của cháu thêm vui'. Từ đó, tôi thường xuyên lui tới phòng tập của sinh viên khoa nhạc ở trường để luyện ngón.

Bà bảo tôi có năng khiếu cảm thụ âm nhạc và khuyến khích tôi nên tiếp tục. Bây giờ những ngày cuối tuần trong căn nhà hai ông bà không chỉ có mỗi việc ăn uống và đọc sách mà còn tràn ngập những âm thanh du dương từ chiếc đàn dương cầm thiếu phím và giọng hát sai nốt của hai ca sĩ, một già một trẻ.

Mùa Giáng Sinh đến, bà bị cảm lạnh nên tôi dự định sẽ về nhà hai tuần thôi, thay vì bốn như đã tính, để sấm trở lại với hai cụ. Trước khi lên đường tôi cố sắp xếp mọi việc cho ông bà rồi mới đi.

Ớ nhà tôi cứ nôn nao khi nghĩ đến tình cảnh của hai ông bà. Cuối cùng hai tuần cũng qua. Đang lúc loay hoay chất đồ đạc lên xe để quay lại trường thì chuông điện thoại reo.

- Daneen, cậu không phải quay lại trường vội đâu - giọng người bạn tôi vang lên ở đầu dây bên kia - Tối qua, bà nội mình đã qua đời. Gia đình mình đã quyết định gửi ông nội vào nhà dưỡng lão. Mình rất tiếc.

Tôi thẫn thờ, buồn quá đỗi vì đã mất đi một người bạn tâm giao. Điều này xem ra còn tệ hơn cả chuyện tôi phải trở lại với công việc rửa chén nhiều.

Đến cuối tuần thứ tư, tôi trở lại trường. Một lần nữa tôi đăng ký làm thêm. Thầy phụ trách nhìn tôi như thể tôi là người loạn óc. Tôi lật đật giải thích tình cảnh của mình. Nhưng thầy chỉ nhoẻn miệng cười rồi lấy ra một phong bì và đưa cho tôi:

- Cái này dành cho em.

Đó là phong bì của bà cụ. Bà đã biết rằng mình sẽ không còn sống được bao lâu nữa nên gỏi cho tôi một số tiền đủ để tôi trang trải đến hết năm học kèm theo lời yêu cầu: Tôi phải học đàn dương cầm để tưởng nhớ đến bà.

Chưa khi nào tôi trình tấu bản thế Old Grey Mare với nhiều cảm xúc như lần ấy. Đến giờ, nhiều năm đã trôi qua, mỗi khi đi ngang một chiếc đàn dương cầm, tôi đều mỉm cười và nghĩ đến bà. Tôi dám chắc bà cũng đang ngồi gõ các phím ngà trên cõi thiên đàng.

Tình yêu vô điều kiện

Chắc mình bị hoa mắt! Tại sao lại như vậy được chứ?" - đầu tôi quay cuồng với ý nghĩ này nhưng lại cố gắng che giấu cảm xúc về điều mà tôi đã nhìn thấy khi đang ngồi bên giường Diane, vợ tôi...

Những bông hồng cho Hoa Hồng

Cô tên Hoa Hồng và đẹp như chính tên cô. Hoa hồng đỏ là loài hoa cô yêu thích nhất. Cứ mỗi năm vào ngày Valentine, anh lại tặng cô những bông hồng rực rỡ, được gói thật đẹp với ruy băng đủ màu.

Hãy cho tôi biết người bạn yêu là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn là ai

John Blanchard bật dậy khỏi băng ghế, chỉnh trang lại bộ quân phục và ngắm nhìn dòng người hối hả bước vào Nhà Ga Trung Tâm.

Hy vọng

Sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cô con gái đang ở độ tuổi trưởng thành ngày một trở nên bắn tính và thay đổi hắn. Một đêm nọ, người mẹ nhận được tin báo đến bảo lãnh cô con gái bị bắt vì tội lái xe trong lúc say rượu...

Chúng ta không cần phải hoàn hảo!

Con người chúng ta ai cũng bị ám ảnh bởi ý nghĩ “Ta phải hoàn hảo”. Có lẽ chính những suy nghĩ này đã khiến cho chúng ta không ít lần phải rên lên”Đời là bể khổ”.

Hãy suy nghĩ

Năm 1889, Rudyard Kipling – nhà văn được giải Nobel Văn học năm 1907, đã từng nhận một lá thư từ chối của hội đồng chấm thi San Francisco: “Tôi rất lấy làm tiếc, thưa ông Kipling, nhưng quả thực ông không biết cách sử dụng tiếng Anh.”

Chẳng phải tất cả chúng ta đều thế sao?

Buổi chiều hôm ấy, vừa rửa xe xong, tôi đang đậu xe trước khu phố đi bộ và lau xe trong lúc chờ đón vợ tôi tan sở. Một gã lang thang đến gần chỗ tôi.

Hai ông cháu

Xưa có một ông cụ già nua tuổi tác, mắt mờ, tai nặng, chân tay run lẩy bẩy. Khi ngồi ăn, cụ cầm thìa không vững, đánh đổ xúp ra khăn bàn; xúp rơi ra cả ngoài miệng. Con trai và con dâu thấy thế lấy làm tởm, tống cụ ra ngồi một xó...

Chuyện con vịt

Mùa hè, mẹ gửi Andrew về quê chơi với bà ngoại. Được cậu Billy cho một cái giàn thun, Andrew khoái lắm.