Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp theo là thính giác, xúc giác và vị giác. Riêng khứu giác thường bị xếp vào vị trí không đáng kể. Sinh lý học truyền thống thậm chí còn xem khứu giác là cơ quan cảm giác nguyên thủy đang thoái hóa dần.

Mặc dù khứu giác không chiếm địa vị chủ đạo trong 5 cơ quan cảm giác, nhưng nó lại là cơ quan cảm giác lâu đời nhất của cơ thể. Rất nhiều động vật hoang dã đều dựa vào khứu giác để tìm thức ăn, tránh nguy hiểm, tìm bạn đời. Cơ quan cảm giác nguyên thủy này đối với con người cũng rất có ích. Ví dụ, hương vị của thức ăn có thể làm tăng cảm giác ăn ngon; khi ngửi thấy mùi cháy ta sẽ cảnh giác đề phòng hỏa hoạn; nếu ngửi thấy mùi khí ga rò rỉ, hoặc thức ăn đã biến mùi thì ta sẽ tránh được nguy hiểm. Có những người làm nghề đặc biệt có thể căn cứ vào mùi vị để phán đoán chất lượng nước hoa, hương liệu, rượu tốt hay xấu. Có một số thanh niên nam nữ người dân tộc thích ngửi mùi trên cơ thể của nhau để tăng thêm tình cảm.

Khứu giác của con người đang thoái hóa chăng? Không phải! Thông qua kết quả nghiên cứu của mấy chục năm gần đây các nhà khoa học bắt đầu coi trọng đến khứu giác, thậm chí họ rất kinh ngạc đối với độ nhạy cảm rất cao của khứu giác con người. Ví dụ một chuyên gia hương liệu có kinh nghiệm chỉ dựa vào mũi ngửi cũng có thể phân biệt được mấy nghìn, thậm chí hàng vạn loại mùi vị, hơn nữa ngay lập tức họ có thể nói ra thời gian mùi này bốc lên đã bao lâu, thành phần chủ yếu trong đó gồm những gì. Ngày nay các nhà khoa học tin rằng tầm quan trọng của khứu giác chắc chắn không kém hơn các cơ quan cảm giác khác.

Vì sao AIDS được gọi là "đại dịch của thế kỷ 20?"

Cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80, ở các nước Âu, Mỹ bắt đầu lưu hành một căn bệnh kỳ quái. Bệnh nhân phần lớn đều có triệu chứng giống như viêm phổi,...

Tại sao phải dùng chuột?

Bao lâu nay bàn phím là thiết bị dẫn nhập tiêu chuẩn được dùng cho máy tính. Nhưng người ta thường cảm thấy bàn phím chẳng trực quan chút nào.

Vì sao cỏ quyển bá quấn đã khô ngâm vào nước lại có thể tươi lại?

Bạn đã từng nghe nói về cỏ quyển bá quấn chưa? Loại cỏ này kì lạ lắm. Bình thường, bạn có thể để khô, cất vào một góc, lá quyển bá quấn sẽ cuộn lại,...

Vì sao Trung Quốc là nước lạnh nhất so với các nơi cùng vĩ độ trên thế giới?

Trung Quốc là vùng có mùa đông lạnh nhất so với các nước có cùng vĩ độ trên thế giới. Nếu lấy nhiệt độ bình quân tháng giêng của Trung Quốc so với các...

Có phải mọi người máy đều được làm từ sắt thép không?

Nói tới người máy, bạn chắc là sẽ liên tưởng tới máy móc trong nhà máy. Chúng phần lớn được tạo thành bởi những vật liệu sắt thép hoặc vật liệu kim...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Bề dài và bề rộng của một quyển sách có tỉ lệ bằng bao nhiêu?

Nói chung với một quyển sách thì bề dài và bề rộng có tỉ lệ bằng bao nhiêu? Chắc chắn không ít người vẫn hay nghĩ đến “con số tỉ lệ vàng” 1,618. Sự...

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Tại sao mũ bảo hộ lao động phải làm theo hình bán cầu?

Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu...