Vết sẹo

Tôi là cô gái xấu và luôn mặc cảm về thiệt thòi này. Nhưng anh đã cho tôi hiểu đẹp và hoàn hảo là hai điều hoàn toàn khác nhau.

Bàn tay anh sờ nhẹ vào vết sẹo trên má tôi, vừa ôn tồn hỏi: “Cô là người mẫu phải không?”. Người mẫu ư? Tôi nhìn thẳng vào vị bác sĩ đối diện, cố tìm ra nét giễu cợt, nhạo báng mình trên gương mặt điển trai đầy nam tính của ông. Không ai có thể nhầm lẫn tôi với một người mẫu. Tôi là một cô gái xấu xí và thô kệch với vết sẹo bên má. Ngay cả mẹ cũng cho rằng chị tôi mới là đứa con gái xinh của bà.

Tai nạn xảy ra năm tôi học lớp bốn. Một khối bê tông trong khi được cẩu lên để xây nhà hàng xóm đã va mạnh vào mặt tôi và để lại vết sẹo khá dài trên má. Khi ấy, ba bảo tôi trong tiếng thở dài: ”Con luôn là đứa con xinh xắn của ba cho dù người khác không nghĩ thế”!

Vâng, tai tôi đã như điếc trước bao lời nhạo báng của lũ bạn cùng lớp. Mắt tôi giả vờ không nhận ra mình khác các bạn như thế nào. Tôi buộc mình không được soi gương. Trong một nền văn hoá mà cái đẹp ngự trị thì ai mà thèm để ý đến đứa con gái xấu xí như tôi. Vết sẹo bên má dìm tôi vào nỗi đau khôn cùng. Tôi nhốt mình trong phòng mặc cho nước mắt tủi hờn lăn dài mỗi khi cả nhà ngồi xem chương trình về sắc đẹp. Dần dà, tôi tập làm quen với sự thật.

Nếu mình không có diễm phúc làm một người con gái xinh xắn, thì ít ra tôi cũng có thể ăn mặc chỉnh tề. Mái tóc được uốn xoăn hiện đại, cặp kính sát tròng thay cho hai gọng kính cận dày cộm. Tôi chịu khó trang điểm bằng cách quan sát những người phụ nữ xung quanh, vận trang phục phù hợp. Giờ đây, tôi sắp kết hôn. Vết sẹo ấy, một lần nữa lại hiện ra như một thách thức trước cuộc sống mới.

“Dĩ nhiên, thưa ông. Tôi không phải là một người mẫu”, tôi trả lời với giọng phẫn nộ.

Vị bác sĩ thẩm mỹ hai tay khoanh trước ngực, nhìn tôi trìu mến. “Thế thì tại sao cô lại lo lắng về vết sẹo đến thế? Nếu không có lý do nghề nghiệp buộc cô phải tẩy sẹo thì điều gì khiến cô đến đây?”.

Bất giác, vị bác sĩ như đại diện cho tất cả những người đàn ông tôi từng gặp, những người đã từng chế nhạo, giễu cợt và ruồng bỏ tôi, phản bội tôi. Theo thói quen, tôi lại sờ tay lên má. Vết sẹo vẫn hằn trên mặt. Nó như nhắc tôi rằng ngươi là một cô gái xấu. Tự dưng mắt tôi đỏ hoe, cay xè. Người bác sĩ kéo ghế đến bên tôi, ôn tồn bảo:

“Để tôi nói cho biết tôi nhìn thấy gì ở người đối diện. Một cô gái xinh xắn. Không phải một cô gái hoàn hảo mà là một cô gái xinh xắn. Cô biết Laura Hutton chứ? Bà ấy có một khe hở trên hàm răng cửa, Elizabeth Taylor có một vết sẹo nhỏ trên trán”.

Đoạn, ông dừng lại và đưa cho tôi cái gương, tiếp lời: ”Tôi từng tự hỏi tại sao những người phụ nữ nổi tiếng lại có khiếm khuyết và tôi cũng tự tìm ra câu trả lời cho mình. Chính sự không hoàn hảo đó, cái có thể xem như là điểm thua kém của họ lại khiến họ nổi bật hơn mà không hề lẫn lộn với người khác. Và cũng khiến ta nhớ đến cô ấy như một con người bằng xương bằng thịt vì “nhân bất thập toàn mà”! Đừng để ý đến những kẻ xuẩn ngốc chê cười gương mặt cô. Cô dễ thương, xinh xắn vì cô là chính cô. Vẻ đẹp thật sự toả sáng từ bên trong con người cô. Hãy tin lời tôi!“.

Tôi nhìn vào gương. Những lời nói của vị bác sĩ vang mãi bên tai.

Nhiều năm sau đó, tôi trở thành một phụ nữ nổi tiếng rất được mến mộ về diễn thuyết và hùng biện trước hàng trăm người. Tôi biết mình là ai. Khi tôi thay đổi cách nhìn nhận tích cực với chính mình, những người khác cũng buộc phải thay đổi cách nhìn nhận tôi.

Vị bác sĩ không xóa vết sẹo trên mặt tôi. Ông đã xoá đi vết sẹo mặc cảm tư ti trong tâm hồn một cô gái.

Cho và Nhận

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người bạn của sinh viên” vì sự thân thiện và tốt bụng của ông đối với học sinh.

Bức thư về ông già Noel vẫn lay động con tim sau hơn một thế kỷ

Hầu hết mọi đứa trẻ đến mùa Giáng sinh đều hoài nghi liệu Ông già Noel có thực không. Gần 120 năm trước, cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi ở Manhattan (New York, Mỹ) cũng có câu hỏi tương tự với bố mình.

Cậu đừng lo, tôi chính là hi vọng

Trong một căn phòng vắng lặng. Nó im lặng đến nổi chúng ta có thể nghe thấy những lời trò chuyện của các ngọn nến.

Đừng tưởng mình ghê gớm

Booth Tarkington là nhà văn và nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Mỹ thế kỷ 20. Hai cuốn tiểu thuyết “The Magnificent Ambersons” và “Alice Adams” của ông từng được tặng giải thưởng Pulitzer.

Chén ánh sáng

Chuyện kể rằng mỗi đứa trẻ khi chào đời đều được ban tặng một chén Ánh Sáng hoàn hảo. Nếu bạn biết chăm chút, từ chén Ánh Sáng đó sẽ mọc lên sức mạnh và bạn sẽ làm được nhiều điều thật có ích.

Hãy bế em ra khỏi cuộc đời anh!

Vào ngày cưới của tôi, tôi đã ôm vợ trên đôi tay của mình. Xe đưa dâu dừng tại trước tổ uyên ương của chúng tôi.

Bữa tiệc đêm trong nhà vệ sinh

Chị là Osin – người giúp việc nhà cho một ông chủ ngoại ngũ tuần, rất giàu có. Đêm xuống, xong việc, vội vàng về với đứa con trai nhỏ 5 tuổi suốt ngày ngóng đợi trong căn nhà tồi tàn.

Chiếc bình vỡ

Nổi bật trong số những đồ trang trí và những món nữ trang trưng bày trong phòng của một cô bé 15 tuổi là một chiếc bình bằng gốm màu xanh da trời, có vẽ hình những bông hoa màu sắc sặc sỡ...

Ai cũng có thể bay

Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.