Vì sao con người không sống hết tuổi thọ tự nhiên?

Sinh trưởng, phát dục, già yếu, tử vong là quá trình tất yếu của sinh mệnh con người. "Trường sinh bất lão" chỉ là mơ ước thần thoại trong những câu chuyện cổ tích. Về mặt lý luận mà nói, con người nên sống lâu như tuổi thọ tự nhiên, nhưng trong thực tếcuộc sống, rất ít người sống được đến như thế. Đó là vì cuộc sống dài hay ngắn có liên quan với các yếu tố như môi trường tự nhiên, bệnh tật...

Tuổi thọ tự nhiên của con người nên là bao nhiêu? Rất nhiều nhà khoa học cho rằng: tuổi thọ loài động vật có vú = thời gian giới tính thành thục x (8-10). Thời gian giới tính thành thục của người là khoảng 14 năm; do đó, tuổi thọ tự nhiên của con người là 14 x (8-10) = 112 - 140 năm. Vậy những nhân tố nào đã rút ngắn tuổi thọ của con người?

Ở xã hội cổ đại, do ảnh hưởng của các nhân tố như thiên tai, mãnh thú, ăn đói, ốm không có thuốc thang... nên tuổi thọ bình quân ngắn hơn hiện nay rất nhiều. Trên thế giới, nước có những ghi chép đầu tiên về tuổi thọ con người là Hy Lạp. Hồi đó, bình quân tuổi thọ là 19 tuổi. Ở thế kỷ 16, tuổi thọ bình quân ngườichâu Âu là 21; đến thế kỷ 17 là 26 tuổi, thế kỷ 18 là 34, đầu thế kỷ 20 là 50 tuổi. Bước vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, tuổi thọ bình quân của đàn ông ở Nhật Bản đã đạt đến 71,16; ở phụ nữ là 78,31tuổi. Đó là kết quả của sự phát triển của xã hội. Mặc dù tuổi thọ của người hiện đại đã được nâng cao rất nhiều nhưng số người sống trên trăm tuổi vẫn còn rất ít. Đó là vì bệnh tật, tai nạn và nhiều tai họa bất ngờ khác đã sớm cướp đi sinh mệnh của họ.

Sau khi bước vào tuổi già, con người phải đối mặt với đủ loại bệnh. Trong đó, nhiều loại bệnh đã có mầm mống từ thời trẻ nhưng còn nhẹ, đến tuổi già mới bộc lộ ra rõ rệt (hoặc thời trẻ chữa không triệt để nên tiếp tục kéo dài); nhiều bệnh đến tuổi già mới xuất hiện.

Vì vậy, để con người sống hết tuổi thọ tự nhiên, phòng ngừa bệnh tật là vấn đề then chốt nhất. Rất nhiều người cho rằng ngăn ngừa suy lão, kéo dài tuổi thọ là việc của người già, còn người già vì cho rằng những năm tháng cuối cùng không nhiều nữa nên đặc biệt coi trọng và chăm chút kéo dài tuổi thọ. Nhưng đến khi già mới bắt đầu tìm biện pháp kéo dài tuổi thọ thì đã muộn. Không ít cụ già sống lâu cho rằng, muốn tuổi thọ đạt được mức lý tưởng thì ngay từ bé và thời kỳ thanh niên đã phải bắt đầu chú ý về mặt ăn uống, rèn luyện thân thể và phòng ngừa bệnh tật.

Tại sao trên cùng một đường dây điện thoại vừa có thể gọi điện thoại vừa truyền tải tín hiệu?

Máy tính vào mạng, khi không có đường dây chuyên dụng thì có thể sử dụng đường dây điện thoại. Nhưng lúc này phải dùng thêm một bộ môđem.

Có thể biến than đá thành xăng không?

Mọi người đều biết xăng là loại nhiên liệu quan trọng được chưng luyện từ dầu mỏ. Ngoài xăng, từ dầu mỏ người ta còn sản xuất được etylen, propylen,...

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.

Tại sao cây liễu có khi sống giả, cây táo có khi chết giả?

Cây liễu có tốc độ sinh trưởng nhanh, tính thích ứng khỏe, vừa chịu được khô lại vừa chịu được ẩm, còn có thể sinh trưởng ở nơi đất kiềm muối nhạt, và...

Vì sao Lhasa được mệnh danh là “Thành phố ánh dương”?

Mở tư liệu khí tượng của Lhasa, chúng ta có thể nhìn thấy, bình quân mỗi năm ánh Mặt Trời chiếu sáng thành phố Lhasa có tới hơn 3005.3 giờ đồng hồ,...

Vì sao nhà máy xử lí nước thải có thể phát điện?

Người ta thường nghĩ giữa nhà máy xử lí nước thải và nhà máy phát điện không có mối liên quan gì với nhau. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học...

Vì sao băng tuyết trên đỉnh núi quanh năm không tan?

Một số đỉnh núi ở miền Tây Trung Quốc như Liên Sơn, Thiên Sơn núi Côn Lôn, Hymalaya thường có băng tuyết bao phủ giống như một cái mũ trắng, dù mùa hè...

Tại sao cần phát triển phương thức vận chuyển bằng côngtenơ?

Trên các con đường của các thành phố hiện đại, bạn thường có thể thấy những chiếc xe tải lớn, kéo theo đằng sau một chiếc hòm sắt lớn hình chữ nhật. Ở...

Tại sao pháo hoa lại có màu sắc rực rỡ?

Do thành phần của các chất phát sáng trong pháo hoa là khác nhau, nên màu sắc khi phát xạ cũng khác nhau.