Vì sao nói Trung Quốc Đại Lục do nhiều vùng đất hợp thành?

Trung Quốc Đại lục là một vùng đất hoàn chỉnh. Đó là sự thật mà ai ai cũng biết. Vậy căn cứ vào đâu để mọi người có thể chắc chắn được như vậy? Điều này khởi nguồn từ việc “Cá chỉ nam” mang từ tính.

Thời Bắc Tống có một kiệt tác quân sự mang tên “Võ Kinh tổng yếu”, cuốn sách này đề cập tới việc sử dụng “Cá chỉ nam” để xác định phương hướng khi hành quân trong đêm tối. Trong sách còn chỉ dẫn cách chế tạo “Cá chỉ nam”: Cắt một tấm thép mỏng thành hình con cá, đặt trong lò nung đỏ và hướng đầu cá về phía nam, rồi để nguội, sau khi nguội để “Cá chỉ nam” thả nổi trên mặt nước, đầu cá sẽ chỉ về hướng nam. Hiện nay người ta thấy, sở dĩ “Cá chỉ nam” có thể xác định hướng nam là do hình thù mỏng của tấm sắt trong quá trình làm nguội sẽ chịu sự từ hóa của từ trường Trái Đất, đây là nguyên nhân gây ra gây ra từ tính.

Thời xưa, trong lúc núi lửa hoạt động những dòng nham thạch phun trào, khi nguội đi chịu sự tác động từ hóa của từ trường Trái Đất cũng trở thành đá nham thạch mang tính từ trường. Đặc biệt là đá Bazan có hàm lượng sắt tương đối cao. Loại từ tính này gọi là hóa thạch từ tính hoặc là thừa từ tính. Nham thạch có hóa thạch từ tính, cũng giống như mỗi con cá chỉ nam nhưng nó không chỉ về nam cực ngày nay, mà chỉ về hướng cực từ của vùng đất nơi mà nham thạch được tạo ra. Căn cứ vào phương hướng của hóa thạch từ tính và dựa vào trình độ khoa học ngày nay có thể tính toán được vĩ độ của nơi mà hóa thạch hình thành (vĩ độ càng cao thì càng lớn, ở xích đạo góc bằng 00 và ở hai cực thì góc bằng 900). Trong lúc kiểm tra một số đá nham thạch mang từ tính các nhà địa chất học thường phát hiện ra vĩ độ một số nham thạch từ tính nơi mà nó hình thành với nơi mà hiện nay người ta thu được là không giống nhau, điều này chứng tỏ, vị trí nơi mà nham thạch tồn tại bây giờ không phải nơi nó được hình thành ban đầu, mà là được trôi đến từ một nơi rất xa.

Nghiên cứu hóa thạch từ tính, không chỉ nói lên Trung Quốc Đại lục quả thực được hình thành qua tự lâu đời, trải qua biết bao nhiêu thời đại, mà còn phát hiện khoảng 300 triệu năm trước khoảng cách vùng đất Hoa Bắc Trung bộ với Hoa Nam Trung bộ cách nhau khoảng 20 vĩ độ. Khoảng cách này xa hơn rất nhiều so với khoảng cách hiện nay. Ở núi Tần Lĩnh nằm giữa Hoa Nam và Hoa Bắc, các nhà địa chất học đã phát hiện những nham thạch dưới đáy đại dương và những vật tích lũy ở đại dương từ thời cổ xưa. Có thể thấy, Hoa Bắc và Hoa Nam đã từng bị ngăn cách bởi một đại dương mênh mông. Hơn 200 triệu năm trước, hai vùng đất này dần nhích lại gần mà thành, làm mất đi đại dương ở giữa. Vật trầm tích và nham thạch trong đại dương cổ đã gặp phải áp lực dồn lại cuốn lên thành núi Tần Lĩnh và các ngọn núi lớn khác hùng vĩ ngày nay.

Sinh vật cổ và các chứng cứ khác cũng chứng tỏ, vào thời cổ đại, Hoa Bắc và Hoa Nam không cùng một lục địa. 500~800 triệu năm trước địa tầng và diện mạo của Hoa Nam không giống với Hoa Bắc, nhưng lại hoàn toàn giống với Ôxtrâylia. Như Hoa Nam và Ôxtrâylia cùng được phát hiện từ 600~800 triệu năm trước và giải băng trầm tích chỉ hình thành ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt, mà Hoa Bắc lại không có. Nghiên cứu hóa thạch chứng minh rằng, có thể Hoa Nam và Ôxtrâylia trước kia liền thành một dải, sau một thời gian dài trôi nổi Hoa Nam di chuyển dần kết hợp với Hoa Bắc.

Một chứng cứ cùng loại cũng cho thấy các địa danh như Tây Tạng, Tháp Lý Mộc, Qaidam… đã từng là vùng đất cô lập bị đại dương cổ chia cắt. Hơn 300 triệu năm trước Hoa Nam thuộc vùng nhiệt đới, nhưng vùng đất Tây Tạng lại tồn tại những sinh vật yêu thích mùa đông. Đến hơn 100 triệu năm về trước, một loại nước ngọt của Hoa Nam đã xâm nhập tràn vào Tây Tạng, điều đó chứng minh từ hai vùng đất xa xôi đã nhập vào nhau. Nói như trên thì nhiều vùng đất lớn đã nối lại với nhau cách đây khoảng 200~300 triệu năm, và bắt đầu hình thành Trung Quốc Đại lục. Giữa các vùng đất cuộn lên hệ thống núi chính là vết chỉ khâu của việc nối liền. Lúc mới bắt đầu thời kì đại trung sinh, vùng đất Hoa Bắc - Tháp Lý Mộc cùng với Tây Bác Lợi Á vẫn nối lại thành một dải, thế là hình thành nên châu Á Đại lục cổ đại, còn vùng đất giao nhau của phía bắc ấn Độ và Tây Tạng chạm nhau và kết hợp lại, hình thành nên châu Á ngày nay.

Vì sao có thể dùng tiếng ồn làm hình phạt?

Thời Trung Quốc cổ đại người ta đã dùng tiếng chuông để xử tử phạm nhân. Họ trói phạm nhân vào một cái chuông to, dùng tiếng chuông kích thích khiến...

Liệu có thể có các ván cờ giống nhau hoàn toàn từ đầu đến cuối?

Chúng ta thường thích đánh cờ. Thế trong hàng ngàn, hàng vạn cuộc cờ liệu có thể có hai cuộc cờ giống nhau từ đầu đến cuối? Chúng ta thử làm một bước...

Xe việt dã ở địa cực có gì khác với xe thông thường?

Tiến hành khảo sát khoa học ở hai cực của Trái Đất là một bước rất quan trọng và rất khó khăn của con người trong quá trình thăm dò môi trường sinh...

Vì sao phải xây dựng Trạm vũ trụ Quốc tế?

Vũ trụ là môi trường thứ tư của con người ngoài lục địa, biển, và tầng khí quyển. Đối với môi trường mới này con người đang nghiên cứu và khai thác...

Đường cao tốc tự động có gì đặc biệt?

Giả sử bạn nhìn thấy một người lái xe ngồi trong ô tô mà không cần làm gì cả, ô tô vẫn cứ chạy đến nơi mà anh ta muốn, bạn sẽ khẳng định rằng đó là...

Dầu mỏ đáy biển được hình thành như thế nào?

Từ bờ biển ra khu vực giáp giới với đại dương, người ta gọi là thềm lục địa. Ở đó có một khu vực nước biển sâu chưa đến 200 m, ngoài ra còn có một...

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.

Vì sao các thiết bị vũ trụ phải giữ tư thế chính xác trong vũ trụ?

Khi đọc sách hoặc viết chữ ta phải giữ một tư thế chính xác, vậy các thiết bị hàng không vũ trụ bay trong vũ trụ có cần giữ tư thế chính xác không?...

Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể...