Vì sao nước từ hoá lại có tác dụng bảo vệ sức khoẻ?

Hiện tại trên thị trường xuất hiện nhiều loại thiết bị sản xuất nước sạch, có loại có trang bị thiết bị từ hoá, bằng cách cho nước chảy qua lớp sắt từ và nước bị từ hoá. Nước từ hoá có nhiều công năng kỳ diệu, có ích cho sức khoẻ mọi người, có khả năng chữa các loại bệnh sỏi thận cũng như có tác dụng phòng bệnh. Vậy khi nước bị từ hoá sẽ có các biến đổi như thế nào?

Nước do nhiều phân tử nước tập hợp lại mà thành. Các phân tử nước không phải tồn tại riêng biệt mà thường tồn tại ở dạng từng tập hợp phân tử, do hai ba phân tử hoặc nhiều phân tử kết hợp nhau. Nhưng dưới tác dụng của từ trường, các phân tử nước có thể "chia tay" nhau và tồn tại ở dạng từng phân tử. Bấy giờ các phân tử nước có thể tự do chui vào các kẽ hở trong các vật rắn (mắt thường không nhìn thấy được) do đó có các khả năng hết sức to lớn không thể nghĩ đến.

Ví dụ dùng nước từ hoá để trộn xi măng, do các phân tử dễ chui vào các khe hở trong các hạt xi măng rắn, làm cho độ cứng, độ bền của xi măng tăng 50% so với khi dùng nước thường. Dùng nước từ hoá để sản xuất hơi nước, trong lò hơi sẽ khó đóng cặn, đó là do các phân tử nước dễ chui vào các cặn rắn (thành phần chủ yếu là canxi cacbonat) nên làm cho cặn rắn khó đọng lại thành lớp dày.

Do nước bị từ hoá, các phân tử ở trạng thái tập hợp ít nên nước dễ tiếp cận vào các quá trình sống. Các nhà khoa học đã thí nghiệm dùng nước từ hoá để ngâm giống, thúc giục cho mầm sinh trưởng, kết quả làm tăng sản lượng khoảng 10%, củ cải đường tăng lượng đường 10%, đậu tương tăng năng suất đến 40%.

Các loại sỏi thận chủ yếu do canxi cacbonat cùng một số chất khác kết hợp nhau (thành phần chủ yếu là canxi cacbonat và canxi photphat) tạo thành kết tủa. Trong các kết tủa tạo thành, các hạt nhỏ theo nước tiểu bài tiết ra ngoài, các hạt to tích lại thành sỏi thận. Do nước từ hoá dễ xâm nhập vào bên trong các vật rắn, nên các hạt rắn sẽ bị mềm đi, kích thước không tăng lên, những hạt lớn có thể bị vỡ ra và bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Theo các nghiên cứu của nhiều bệnh viện, dùng nước từ hoá để chữa bệnh có thể đạt hiệu quả đến 65%. Nhiều bệnh nhân bị bệnh sỏi thận nhờ đó không cần phải qua phẫu thuật.

Hiện tại người ta chỉ mới bắt đầu nghiên cứu nước từ hoá, nhiều vấn đề hiện còn chưa rõ lắm. Ví dụ nước được từ hoá đến mức độ nào thì đạt hiệu quả tốt nhất? Khi nước từ hoá tác dụng với vật chất thì gây nên biến đổi gì cho vật chất? Đó là những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về nước từ hoá. Có thể tin rằng trong tương lai không xa, nước từ hoá có thể sẽ phục vụ tốt hơn cho việc bảo vệ sức khoẻ.

Thái dương hệ có láng giềng mới?

Các nhà thiên văn học đã phát hiện một nhóm hành tinh giống Trái đất đang quay theo một quỹ đạo quanh một ngôi sao gẩn kề tên là Vega. Chúng phải mất...

Vì sao động vật ngủ đông không bị chết đói?

Mỗi khi khí hậu dần dần trở lạnh, thức ăn khan hiếm thì có nhiều động vật đã đi vào ngủ đông. Bởi vậy, hiện tượng ngủ đông là một phương thức thích nghi của động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn đối với môi trường không thuận lợi.

Trên Trái Đất vì sao chia thành nhiệt đới, ôn đới, hàn đới?

Trên Trái Đất ta sinh sống, vì góc độ chiếu sáng của ánh nắng Mặt Trời khác nhau, do đó ở những vùng khác nhau nhận được lượng nhiệt chênh lệch nhau...

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Vì sao nói thành phố sinh thái là khu vực sinh sống lí tưởng của loài người?

Khu ăn ở lí tưởng của dân cư thành phố trong tương lai là thành phố sinh thái, tức con người và thiên nhiên chung sống hài hoà, vừa là vườn hoa, vừa...

Vì sao người lại mọc răng hai lần?

Các cơ quan trong cơ thể chỉ sinh ra một lần, sau khi sinh ra thì không thay đổi nữa. Chỉ có răng mọc hai lần.

Tại sao trồng ngô xen kẽ với trồng đậu tương có thể tăng sản lượng?

Ngô và đậu tương trồng với nhau, theo lí mà nói, hai loài tranh nhau chất dinh dưỡng trong đất, nhưng thật kì lạ, chúng lại rất hợp nhau. Hóa ra, hai...

Tại sao trên núi lại có nhiều cây tùng?

"Chúng ta phải cao như cây tùng, không sợ sương gió, không ngại lạnh giá, xum xuê xanh ngát, bốn mùa xanh tươi”. Đây là sự tán dương của con người đối...

Vì sao những hạt nước trên lá sen đều là những giọt nước nhỏ tròn vo?

Bạn đã từng chú ý đến sự việc này chưa? Mùa hè các hạt nước rơi xuống lá sen, chúng sẽ biến thành từng giọt, từng giọt nước nhỏ long lanh trong suốt. Chúng lăn qua lăn lại trên lá sen như những viên ngọc trai lăn trong khay vậy.