Vì sao sau khi rửa sạch, trứng tươi dễ bị hư hỏng?

Quần áo sau khi giặt sạch, để lâu bao nhiêu cũng không bị hư hỏng. Nhưng trứng gà tươi dù có dính bùn, đất và bị vấy bẩn thì cũng không nên rửa sạch vì rửa sạch trứng trái lại làm trứng dễ bị hỏng.

Những quả trứng hình bầu dục có màu hồng nhạt rất đẹp đó là màu vỏ trứng. Nhưng khi quan sát vỏ trứng bằng kính phóng đại thì vỏ trứng sẽ xuất hiện bộ mặt thật của mình là trên quả trứng có nhiều lỗ nhỏ.

Thực ra trên bề mặt quả trứng có phủ một lớp mỏng chất keo che kín các lỗ nhỏ trên bề mặt vỏ trứng. Lớp màng chất keo mỏng này rất dễ hoà tan trong nước. Khi bạn rửa trứng bằng nước thì màng mỏng chất keo cũng bị rửa sạch. Vỏ trứng do đó như bị phá bỏ "lớp cửa" bảo vệ. Các vi khuẩn như "làn gió lạnh" chui vào phá hoại trứng.

Trước đây, ở nông thôn, người ta thường đem trứng gà mới đẻ nhúng vào nước vôi trong. Nhờ đó trứng gà không bị hỏng nữa. Điều đó có hai nguyên nhân: Một là nước vôi trong có tính sát trùng; hai là bình thường trứng không ngừng "hô hấp" cacbon đioxit, theo các lỗ nhỏ trên vỏ trứng thoát ra ngoài. Khí cacbon đioxit thoát ra gặp nước vôi trong sẽ kết tủa tạo thành canxi cacbonat, bịt kín các lỗ nhỏ trên mặt vỏ trứng nên vi khuẩn không đột nhập được vào trứng.

Ở các trang trại nuôi gà, để bảo quản trứng, người ta thường nhúng trứng vào dung dịch thuỷ tinh lỏng với số trứng chưa kịp bán để bảo quản. Nước thủy tinh lỏng có thành phần chính là natri silicat, đây là loại dung dịch dính như keo dán. Khi nhúng trứng vào dung dịch thủy tinh lỏng thì các lỗ nhỏ trên vỏ trứng đều được bịt kín, dùng cách bảo quản trứng gà này, trứng bảo quản không bị hư hỏng trong nhiều tháng.

Tại sao động vật có thể tồn tại được trong sa mạc?

Trong ấn tượng của chúng ta, sa mạc là một mảnh đất rất cằn cỗi, đặc trưng chủ yếu nhất của nó chính là thiếu nước.

Vì sao nói đảo Hải Nam vốn liền với đại lục?

Hải Nam là đảo lớn thứ hai của Trung Quốc. Nó nằm trên nền lục địa phía bắc biển Đông, bờ bắc cách eo biển Quỳnh Châu và nhìn sang bán đảo Lôi Châu...

Tại sao ong có thể biết chỗ nào đó có thể lấy được mật?

Đại đa số ong nuôi nhân tạo đều sống ở trong hòm gỗ, còn ong rừng lại sống ở trong hốc tường, hốc cây.

Vì sao răng có hình dạng khác nhau?

Bình thường, một người trưởng thành có 32 răng, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy có răng dẹt, răng nhọn, lại có răng...

Kim loại nào nhẹ nhất?

Nếu có người bảo có thể dùng dao cắt kim loại thành lát mỏng chắc bạn sẽ không tin. Thế nhưng sự thực lại có nhiều kim loại như vậy, liti là một trong...

Trên thế giới có bao nhiêu thứ tiếng?

Hiện nay trên thế giới có khoảng sáu tỉ con người, chia nhau sống trên năm lục địa và phân ra khoảng hai trăm quốc gia. Phẩn lớn các con người không...

Mắt thú ăn thịt khác mắt thú ăn cỏ như thế nào?

Nếu để ý, bạn sẽ nhận thấy một hiện tượng rất thú vị. Với các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…, mắt của chúng đều nằm phía trước phần...

Vì sao bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm?

Bồn địa Tứ Xuyên mưa nhiều về đêm, nên mới có ngạn ngữ “mưa đêm núi Ba<a epub:type="noteref" href="Endnotes.xhtml#n32" title="Ba: chỉ Ba Thục, là tên...

Tại sao khung và các bộ phận của xe đạp được làm bằng kết cấu ống?

Chúng ta biết rằng, khung tay lái và một số bộ phận khác của xe đạp được làm bằng ống thép rỗng ruột. Nhưng, bạn có biết tại sao người ta lại phải làm như vậy?