Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi quan sát, những sợi tơ này có hình xoắn ốc, giống như một chiếc lò xo dài, đây là những ống dẫn vân xoắn ốc mà trong ngó sen đặc biệt có.

Có một vị thuốc Đông y gọi là đỗ trọng. Nó là vỏ cây đỗ trọng, khi bẻ nó ra cũng sẽ xuất hiện sợi tơ trắng rất dai. Nhưng những tơ này với tơ ở ngó sen hoàn toàn không giống nhau. Trong vỏ cây đỗ trọng có rất nhiều ống sữa chứa nhiều sữa, là dịch tế bào của tế bào ống sữa, thường là màu trắng, dịch tế bào này chứa cao su gọi là chất cao su đỗ trọng, cho nên sau khi bẻ đỗ trọng, sợi tơ đó là sợi cao su, có sức kéo dai. Thực vật có ống sữa rất nhiều, như cây dâu, cỏ mắt mèo... Trong ống sữa của một số thực vật không chứa cao su mà chứa thành phần khác.

Cao su là hợp chất oxit cacbon, nó là những hạt nhỏ hình cầu phân tán trong sữa. Thông thường trong ống sữa của thực vật có chứa tinh bột dạng canxi, protein, mỡ, chất tannic, kiềm sinh vật, nhưng tuyệt đại đa số là nước, chiếm khoảng 50% - 80%; còn trong ống sữa của đỗ trọng lượng nước ít, nhưng hàm lượng cao su lại rất cao. Sợi cao su khỏe dai. Cho nên sau khi bẻ vỏ cây đỗ trọng, các sợi tơ sữa trắng của nó phải dùng sức thì mới có thể kéo đứt. Đỗ trọng là thực vật cao su đặc sản của Trung Quốc, hàm lượng cao su trong đỗ trọng khoảng 3%, trong lá đỗ trọng khoảng 2%, còn trong quả cao tới 27,34%.

Cao su chứa trong đỗ trọng có độ cách điện rất cao, đối với nguồn điện axit hóa chậm, là chất cách điện tốt trong đồ điện gia dụng, lại do không bị nước biển ăn mòn, là nguyên liệu cần thiết cho bọc mạng lưới điện dưới biển. Ngoài ra, cũng dùng trong các dụng cụ đồ đựng thuốc mạnh và nguyên liệu hàn răng. Vỏ cây đỗ trọng là một loại thuốc Đông y nổi tiếng của Trung Quốc, là loại thuốc cường tráng và có thể chữa trị đau mỏi lưng và các loại cao huyết áp...

Tại sao có một số thực vật sống được sau khi giâm cành?

Cách đây rất lâu, khi chúng ta đi vào trong rừng rậm rạp, phát hiện trong một số cành cây lá rụng, có một ít cành hoặc lá của một bộ phận, dưới bóng...

Có thể "khôi phục" loại hình giao thông có đường ray trong thành phố không?

Thế hệ người già ở Thượng Hải nhất định còn nhớ xe điện có đường ray ngày xưa. Nó thường chỉ có hai toa xe, phía trước là xe động lực, có một cần gạt...

Thế nào là thư viện số hóa?

Ở Trung Quốc, thư viện Bắc Kinh và thư viện Thượng Hải đều là những thư viện hiện đại nhất. Chúng không chỉ có lượng sách báo tranh ảnh và tư liệu...

Tại sao màu sắc cũng có thể làm phân bón cho sự phát triển của cây trồng?

Nếu nói, “màu sắc” cũng được làm là phân bón, hơn nữa hiệu quả tăng sản rõ rệt thì bạn nhất định sẽ nghi ngờ. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn là sự thực.

Có thể dùng nước đại dương dập tắt núi lửa không?

Vào năm 1973, từng có ý tưởng nhằm dập tắt một ngọn núi lửa đang phun trào đe doạ bến cảng đảo Heimaey ngoài khơi Iceland. Nước biển sẽ được bơm theo...

Đơn vị thiên văn là gì?

Đơn vị thiên văn là một loại đơn vị dùng để đo khoảng cách trong thiên văn học, người ta lấy khoảng cách trung bình từ Trái đất đến Mặt trời làm đơn...

Tại sao cần phải bảo vệ các kiến trúc cổ của thành phố?

Kiến trúc cổ của thành phố là một tài sản vô giá, một loại biểu trưng, một giai đoạn lịch sử, nó ghi lại bối cảnh văn hoá và sự uyên thâm về tinh thần...

Kiến trúc hoa viên truyền thống của Trung Quốc có gì đặc sắc?

Công viên là nơi vui chơi giải trí của mọi người trong những ngày lễ tết. Người ta đến công viên xem hoa ngắm cá, trẻ nhỏ có chỗ vui chơi riêng.

Vì sao không nên nhịn tiểu quá lâu?

Bàng quang hạn chế khả năng giữ nước tiểu không những khiến bệnh nhân phải tiểu nhiều hơn mà còn có thể gây bí tiểu...