Vì sao vùng á nhiệt đới những khu vực cao áp khống chế, không khí tương đối ấm?

Trung Quốc nằm ở vùng khí hậu Đông Nam châu Á, đại bộ phận thuộc về vùng nhiệt đới và ôn đới. Giữa nhiệt đới và ôn đới, trừ vùng lục địa ra, hầu như quanh năm đều thuộc vùng khí áp cao khống chế, trong khí tượng gọi là "khí áp cao á nhiệt đới". Khí áp cao á nhiệt đới tuy quanh năm khống chế bầu trời trên biển vùng á nhiệt đới, nhưng nó lại tuỳ theo sự biến đổi của các mùa mà chuyển dịch giữa hai vùng Nam Bắc. Nói chung mùa đông, thiên về vùng vĩ độ thấp, mùa hè thiên về vùng vĩ độ cao. Trong một điều kiện đặc biệt nào đó nó sẽ phá vỡ quy luật này, có lúc mạnh về phía bắc nhưng nó phát triển hơi lệch theo hướng tây, có lúc yếu xuống phía nam nhưng hơi dịch sang phía đông. Ví dụ giữa mùa thu đến đầu mùa xuân, khí áp cao á nhiệt đới diễn ra ở vĩ độ tương đối thấp, nhưng vì bản thân nó ngày càng mạnh lên nên có lúc sẽ lấn sang mấy tỉnh vùng duyên hải đông nam Trung Quốc. Lúc đó mấy tỉnh duyên hải đông nam sẽ trở nên ấm áp.

Vì sao mỗi lần khí áp cao á nhiệt đới tràn đến thì thời tiết trở nên ấm áp?

Khí áp cao á nhiệt đới là do các luồng không khí từ những tầng rất cao chìm xuống. Áp suất của không khí ở tầng thấp lớn hơn tầng cao, cho nên trong quá trình chìm xuống không khí sẽ bị nén, làm cho nhiệt độ của nó tăng lên. Điều đó giống như khi ta bơm xe, không khí trong bơm vì bị nén mà nhiệt độ tăng cao. Vì không khí trong quá trình lắng xuống, nhiệt độ không ngừng tăng cao nên các tầng mây dần dần bốc hơi, làm cho thời tiết trở nên trong sáng. Với thời tiết trong sáng, thì đại bộ phận nhiệt lượng ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống đến mặt đất, lớp không khí gần mặt đất được đốt nóng, cộng thêm nhiệt độ của không khí chìm xuống tăng cao, do đó thời tiết trở nên ấm áp. Cho nên khi khí áp cao á nhiệt đới khống chế một vùng nào đó ở đông nam duyên hải Trung Quốc, nếu khí áp ổn định thì sẽ xuất hiện một thời gian tương đối dài nhiệt độ thời tiết tương đối nóng.

Có thể dùng nước đại dương dập tắt núi lửa không?

Vào năm 1973, từng có ý tưởng nhằm dập tắt một ngọn núi lửa đang phun trào đe doạ bến cảng đảo Heimaey ngoài khơi Iceland. Nước biển sẽ được bơm theo...

Tại sao cây xương rồng lại có nhiều thịt và gai?

Tổ tiên của loài cây xương rồng là ở Nam Mỹ và Mêhicô, chúng sống ở môi trường cực kì khắc nghiệt, khô hạn, thiếu nước, thiếu mưa, đầy cát, khí hậu...

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Thế nào là bí mật "Tunguska"?

Khoảng 7 giờ sáng ngày 30 tháng 6 năm 1908, vùng Tunguska miền trung Siberi Nga có một quả cầu lửa còn sáng hơn cả Mặt Trời ù ù rơi xuống theo góc...

Vì sao núi lửa lại hoạt động được?

Núi lửa là hiện tượng nham thạch trong lòng đất phun ra. Bình thường nham thạch bị vỏ Trái Đất bao kín.

Tốc độ cao bao nhiêu mới thoát khỏi sức hút của Trái đất?

Trên mặt đất, dù ta ném lên trời một vật gì, chúng luôn rơi lại mặt đất, cho dù lực ném mạnh đến đâu thì các vật nhiều nhất cũng chỉ đi được một vòng...

Vì sao hút thuốc lá thụ động cũng nguy hại?

Hút thuốc lá có hại cho sức khoẻ, điều đó toàn thế giới đều biết. Mỗi người hút một điếu thuốc lá, phải hít vào đến 200ml khói, mà mỗi mililit khói có...

"Máy vi tính xanh" là máy vi tính màu xanh phải không?

Xã hội hiện đại ngày nay, máy tính được dùng rất rộng rãi. Từ những cửa hàng nhộn nhịp, đến các cơ quan ngân hàng, cơ quan nghiên cứu và các nhà máy...