Những câu chuyện dạy bạn cách đối diện với thị phi

1/ Quy luật của xe rác

Một hôm tôi nhảy vào một chiếc taxi để ra phi trường. Đang chạy đúng làn bỗng từ bãi đậu xe phía trước một chiếc xe nhà màu đen phóng ra. Người lái taxi thắng kêu một tiếng két và tránh không va chạm xe kia trong đường tơ kẻ tóc!Người lái xe kia ngoái đầu mắng chúng tôi. Người lái taxi chỉ cười vẫy chào lại. Tôi thấy anh thật là tử tế.

Thế nên tôi hỏi “Sao anh hiền vậy? Anh kia suýt tông hư xe anh và mình có lẽ đã phải nhập viện!”

Bấy giờ anh lái taxi dạy tôi bài học này, tôi gọi nó là: “Quy luật của xe rác”Anh giải thích rằng nhiều người cứ như là xe rác vậy. Họ chạy vòng quanh mang theo đầy rác, đầy bực dọc, đầy nóng giận và chán chường. Vì rác của họ đầy ắp, họ cần nơi đổ rác và đôi khi họ trút lên bạn. Đừng mang nó vào mình. Chỉ cần mỉm cười, vẫy chào, chúc điều tốt lành rồi ta cứ đi tiếp. Đừng thèm lấy rác đó rồi mang rải cho người khác nơi làm việc, nơi dọc đường hay mang về nhà.

Người thành đạt quyết không để cho mấy xe chở rác làm hỏng ngày của mình.

Cuộc đời quá ngắn để mà cứ sống trong hối tiếc, vậy nên… hãy yêu thương người cư xử tốt với mình và cầu nguyện cho ai xử tệ.Cuộc sống này ta tạo nên nó chỉ mười phần trăm, còn chín mươi phần trăm là tùy thuộc cách ta tiếp nhận nó!

2/ Ngược lại với yêu

Một giáo sư đang giảng về “tiểu thuyết” ở một lớp học của các nhà văn trẻ, giáo sư bỗng dừng lại hỏi các học viên:

– Ngược lại với yêu là gì?

– Ghét ạ!

Giáo sư đi đi, lại lại, trầm ngâm, ông bỏ giáo trình xuống bàn và nói:

– Thế này nhé: Ví như anh đang yêu, sau đó chia tay! 50 năm sau anh 70 tuổi, tình cờ gặp lại người cũ trong một chiều đi dạo. Lúc đó bà nọ chằm chằm nhìn anh và nói: “Ông A ơi tôi ghét ông!”. Nếu tình tiết xảy ra đúng như vậy, anh phải mừng cho bản thân mình!

– Vì sao?

– Vì anh là người may mắn mới có người ghét anh hàng nửa thế kỷ.

– May mắn quái gì, phi lý!

– Bình tĩnh, bình tĩnh, anh nghĩ kỹ xem, ghét cũng cuốn hút tình cảm như yêu như thương, tức là tình cảm của ai đó vẫn nghĩ về anh. Có người ghét anh 50 năm, tức là vẫn nghĩ về anh 50 năm, thật là hiếm có đấy! Anh may mắn không nào? Điều đáng sợ là khi anh gặp lại người cũ, anh hỏi: “Bà B ơi có nhớ tôi không?”. Người nọ đứng đực ra nhìn anh và nói: “Thưa ông, tôi nom ông hơi quen quen, ông là ai?”.

Cả lớp cười ồ lên, câu chuyện tưởng tượng này quả là thú vị pha thêm chút ngượng ngùng…

Giáo sư khẳng định: “Ngược lại với yêu đâu phải là ghét!”.

Cả lớp nhất trí với giáo sư: “Ngược lại với yêu là lãng quên!”.

Cách “trả thù” tốt nhất là lãng quên và sống tiếp.

3/ Thanh gươm của vua Dionysius

Thuở xưa, Dionysius trị vì xứ Syracuse – một xứ sở giàu có nhất vương quốc Sicily. Dionysius sống trong một cung điện nguy nga tráng lệ với vô số đồ vật đắt giá và đông đảo tùy tùng.

Quyền lực và sự giàu có của Dionysius đã khiến nhiều người ở xứ Syracuse ghen tị. Và Damocles – một cận thần thân tín của Dionysius – là một trong số đó. Hắn ta luôn ca thán với nhà vua rằng:

– Ngài thật là may mắn! Ngài có tất cả mọi thứ mà người khác ao ước. Ngài chính là người hạnh phúc nhất thế gian. Dionysius chán ngấy khi suốt ngày phải nghe những lời đó của Damocles. Một hôm, nhà vua bảo với người cận thần của mình:

– Sao lúc nào ngươi cũng nghĩ ta hạnh phúc hơn mọi người vậy?

– Nhưng quả thật là vậy, thưa đức vua. – Damocles trả lời. – Hãy nhìn vào quyền lực và tài sản mà Người đang nắm giữ. Người chẳng bao giờ phải bận tâm hay lo nghĩ bất kỳ điều gì. Cuộc sống còn có thể tốt đẹp hơn thế sao?

– Vậy thì ta cho phép ngươi được thay thế ta trong một ngày.

– Ôi! Thần chưa khi nào dám mơ đến điều này. – Damocles sung sướng. – Chỉ cần được ở vào vị trí của ngài một ngày đã là niềm hạnh phúc nhất đối với thần rồi.

– Được thôi! Vậy thì ngày mai ngươi hãy đến đây, rồi ngươi sẽ có được niềm hạnh phúc đó.
Thế là ngày hôm sau, Damocles được dẫn đến cung điện. Theo lệnh của Dionysius, những người hầu trong cung phục vụ Damocles tận tình như phục vụ chủ nhân của họ.
Họ khoác lên người Damocles áo choàng hoàng gia và đặt lên đầu gã chiếc vương miện của nhà vua. Damocles ngồi xuống chiếc bàn lớn trong sảnh ăn và lập tức các cao lương mỹ vị được dọn ra. Chẳng còn gì sung sướng hơn thế nữa đối với Damocles. Những loại rượu quý hiếm, hoa thơm quả ngọt, dầu thơm hảo hạng và nhạc múa rộn rã liên tiếp được dâng lên. Damocles ngồi thư giãn trên tấm nệm êm ái, tận hưởng niềm hạnh phúc vô bờ.

– Ôi! Thế này mới là sống chứ. – Gã thở dài nói với Dionysius đang ngồi phía góc bàn đối diện. – Trước giờ thần chưa từng được tận hưởng cuộc sống tuyệt vời như thế này.

Nói rói gã nâng cốc rượu lên miệng và ngửa mặt lên trần nhà. Nhưng cái gì đang đung đưa trên cao và mũi nhọn chĩa thẳng vào đầu gã thế kia?

Damocles lặng người; nụ cười tắt ngấm trên môi. Khuôn mặt gã tái xanh còn đôi tay thì run lẩy bẩy. Bây giờ, gã chẳng còn thiết đến cao lương mỹ vị hay nhạc múa gì nữa. Điều duy nhất gã nghỉ đến là thoát ngay khỏi chỗ ngồi này, càng nhanh càng tốt.

Ngay trên đầu của Damocles, một thanh gươm được treo vào một sợi dây mỏng mảnh. Lưỡi gươm sắc bén của nó nhắm thẳng vào chính giữa đỉnh đầu gã.

Thoạt tiên, Damocles toan nhảy khỏi ghế và chạy trốn, nhưng gã lập tức từ bỏ ý định vì sợ rằng chỉ cần một chuyển động nhỏ cũng làm đứt sợi dây và khiến thanh gươm rơi thẳng xuống. Damocles ngồi im như tượng đá.

– Có chuyện gì thế? – Dionysius hỏi. – Sao ta thấy ngươi có vẻ căng thẳng vậy?

– Thanh gươm! Thanh gươm trên kia kìa! – Damocles thì thào. – Ngài có thấy nó không?

– Dĩ nhiên là có chứ! – Dionysius đáp. – Ta thấy nó mỗi ngày. Lúc nào nó cũng lơ lừng trên đầu ta và có thể rơi xuống bất cứ khi nào. Nhưng đó chỉ là một phần nổi mà ta cố tình đặt ra để nhắc nhở mình về những tai họa tiềm ẩn khác, chẳng hạn như sự phản bội của các cận thần, sự quay lưng của dân chúng, sự xâm lược của kẻ thù hoặc những quyết định sai lầm của chính bản thân ta. Muốn có quyền lực, trước tiên ngươi phải học cách chấp nhận mọi hiểm nguy và rủi ro, ngươi hiểu không?

– Vâng, thưa đức vua, thần đã thấm thía điều đó. – Damocles trả lời. – Thần không nghĩ ngài phải lo nghĩ nhiều điều như thế này. Hãy trở lại vị trí của ngài, còn thần, thần trở về nhà mình ngay.

Từ đó về sau, Damocles không bao giờ muốn đánh đối vị trí của mình với nhà vua một tích tắc nào nữa.

Bạn hãy thử đặt mình vào vị trí người khác, xem họ làm vậy có nguyên nhân gì sâu xa không, trước khi khó chịu vì họ nhé!

4/ Bài học đáng giá

Ngày xưa, có một họa sĩ kiệt suất tên là Ranga. Trong suốt quá trình hoạt động nghệ thuật của mình ông đã cho người đời chiêm ngưỡng nhiều kiệt tác đáng kinh ngạc khiến ai cũng phải trầm trồ khen ngợi.Theo thời gian, tuổi trẻ của Ranga cũng dần qua đi làm ông trăn trở. Sau đó ông quyết định mở một lớp học mỹ thuật để dạy nghề cho mọi người và cũng để tìm đệ tử nối nghiệp.

Ông hay nói với các học viên rằng:

“Các con chỉ có thể thành công khi làm cho ta hài lòng với kĩ năng và sự hiểu biết của các con.Chính vì thế không mấy khi thấy ông khen ngợi ai và cũng không đề cập đến thời gian kết thúc khóa học. Ông tận tụy truyền cho học trò những bài học về phương pháp đánh giá, ước định hết sức độc đáo. Ranga không bao giờ thổi phồng tầm quan trọng của những bức tranh hay sự nổi tiếng, mà ông luôn nhấn mạnh đến cách xử sự, thái độ với cuộc sống của học trò.Trong một số lượng lớn học trò, Rajeev là một người có tài nhất lại chăm chỉ, sáng tạo nên tiếp thu nhanh hơn nhiều so với các bạn đồng môn. Ranga rất hài lòng về cậu học trò này”

Một ngày kia, ông gọi Rajeev đến và bảo:

“Ta rất tự hào về những tiến bộ mà con đã đạt được, nhưng trước khi ta công nhận con thực sự là một họa sĩ tài năng ta muốn con vẽ một bức tranh mà ai cũng phải thấy đẹp, phải khen ngợi.Rajeev vâng lời, cậu chăm chỉ làm việc ngày đêm và đem đến trình thầy Ranga một bức tranh tuyệt diệu. Ranga xem qua rồi bảo:- Con hãy đem bức tranh này ra đặt ở quảng trường chính, để tất cả mọi người có thể chiêm ngưỡng. Hãy viết bên dưới bức tranh là tác giả sẽ rất biết ơn nếu bất kỳ ai có thể chỉ ra bất kỳ sơ suất nào trên bức tranh và đánh một dấu X vào chỗ lỗi đó.Rajeev làm theo lời thầy: đặt bức tranh ở quảng trường lớn với một thông điệp đề nghị mọi người chỉ ra những sơ suất.”

Hai ngày sau, Ranga đề nghị Rajeev lấy bức tranh về. Rajeev rất thất vọng khi bức tranh của mình đầy dấu X. Thầy Ranga mỉm cười an ủi và khuyên Rajeev đừng thất vọng, cố gắng thêm lần nữa. Rajeev vẽ một kiệt tác khác mang đến cho thầy. Ranga nhìn ngắm nó và bảo:- Rajeev con hãy thay đổi thông điệp dưới bức tranh. Hãy để màu vẽ và bút ngay cạnh bức tranh ở quảng trường và đề nghị mọi người tìm những chỗ sai trong bức tranh và sửa chúng lại bằng những dụng cụ để vẽ ấy.Sau hai ngày, khi lấy tranh về, Rajeev rất vui mừng khi thấy bức tranh không bị sửa gì hết và tự tin đem đến chỗ thầy của mình.

Ranga nói:

“Con đã thành công vào ngày hôm nay. Bởi vì nếu chỉ thành thạo về mỹ thuật thôi thì chưa đủ, mà con còn phải biết rằng con người bao giờ cũng đánh giá bừa bãi ngay khi có cơ hội đầu tiên, cho dù họ chẳng biết gì về điều đó cả. Nếu con luôn để cả thế giới đánh giá mình, con sẽ luôn thất bại. Con người thích đánh giá người khác mà không nghĩ đến trách nhiệm hay nghiêm túc gì cả. Mọi người đánh những dấu X lên bức tranh đầu tiên của con vì họ không có trách nhiệm gì mà lại cho đó là việc không cần động não và họ thích thú. Nhưng khi con đề nghị họ sửa những sơ suất thì không ai làm nữa, vì họ sợ bộc lộ hiểu biết – những thứ mà họ có thể không có. Nên họ quyết định tránh đi là hơn. Cho nên, những thứ mà con đã phải vất vả để làm ra thì đừng dễ dàng bị ảnh hưởng bởi đánh giá của người khác. Hãy tự đánh giá mình. Và tất nhiên, cũng đừng bao giờ đánh giá người
khác quá dễ dàng “

Hãy tập cho mình lối sống khác, hãy sống cho chính mình, và quan tâm những điều mà mình thực sự mong muốn trong cuộc đời, những ý kiến tốt thì tham khảo, còn những chuyện khác thì không nên quan tâm làm gì!

Xem thêm