Tại sao nói lá của cây lá giả là giả?
Cây lá giả, cũng gọi là bách phương kim tước hoa, là thực vật thường hay thấy ở đất liền ven biển. Ở Trung Quốc, cây thường được trồng ở trong vườn hoặc trong chậu cảnh để thưởng thức cái đẹp.
Nhiều người thấy ba chữ “cây lá giả”, thường cảm thấy nghi hoặc: nó giống như các loài thực vật khác, cũng ra lá rộng, bằng, bình thường, tại sao nói lá của nó là giả?
Chúng ta biết rằng, thực vật có hoa có năm cơ quan lớn cơ bản là rễ, thân, lá, hoa và quả. Bình thường, cả năm cơ quan này phân ra rõ rệt, và mỗi cơ quan đảm nhiệm chức năng riêng. Chức năng của rễ là đâm xuống đất, giữ cố định cây và hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong đất; thân và các hệ thống nhánh là khung xương của cây, có tác dụng chống đỡ, làm bộ phận phía trên mặt đất của cây được mở rộng ra, đồng thời cũng là đường vận chuyển; lá tiến hành tác dụng quang hợp và trao đổi khí; hoa và quả, thực ra là cùng một cơ quan không chia giai đoạn, chuyên để sinh sản. Nhưng có một số thực vật sinh trưởng lâu dài trong môi trường đặc biệt, khiến cho hình dáng và chức năng của các cơ quan bộ phận nảy sinh những biến hóa hoặc to hoặc nhỏ để có lợi cho sinh tồn, đây chính là sự biến thái cơ quan mà trong thực vật học nói tới. Ví dụ, khoai tây là sự biến thái thân, khoai lang là sự biến thái rễ, gai của sơn trà là sự biến thái cành, vòi của đậu Hà Lan là biến thái lá… Sau khi các cơ quan biến thái, nói chung đều thay đổi chức năng thực hiện hoặc tác dụng vốn có của nó, có một vài loài thì thoái hóa mà hầu như mất đi.
Nguyên nhân làm cho các cơ quan thực vật biến thái rất nhiều, nhưng quan trọng nhất là điều kiện khí hậu. Khí hậu khô tăng nóng thường thúc đẩy cơ quan dinh dưỡng của thực vật sản sinh sự biến thái ồ ạt, loài cây xương rồng là một ví dụ điển hình. Thân, cành của xương rồng biến thành mập dày, nhiều nước, hơn nữa là màu xanh, vừa trữ lượng nước lớn, lại có thể tiến hành tác dụng quang hợp; lá thoái hóa thành gai nhọn, giảm đi lượng nước bốc hơi, có tác dụng bảo vệ thực vật.
Quê hương của cây lá giả là vùng ven biển trong đất liền, khí hậu ở đó nóng khô, lá to mà mỏng rất bất lợi cho sự sinh sống của nó. Vì thế lá của nó dần dần thoái hóa thành dạng vảy, mọc ở phần cuống của “lá giả”; thay thế lá thiên nhiên quang hợp là cành nhánh nở đầu cuối hệ thống nhánh. Nhánh này bẹt đi và biến thành màu xanh, dáng vẻ và lá bình thường của nó rất giống nhau. Chúng ta biết rằng, hoa của thực vật có hoa chỉ có thể mọc ở trên cành, thì lá này không phải là lá thật, mà hoa của cây lá giả lại có thể mọc ở trên lá, xem ra đổi tên thực vật này thành “cây lá giả” là đúng. Trong thực vật học, cành bẹt đi thành dạng lá gọi là cành dạng lá.
Trong giới thực vật, thực vật có cành dạng lá không nhiều, nhưng cũng không chỉ có cây lá giả. Ví dụ như liễu trúc thuộc họ cỏ liễu, cây ma hoàng thuộc họ ma hoàng cũng có cành dạng lá, nhưng đều không điển hình như cây lá giả.