Vì sao quạt điện thường có 3 cánh?

Quạt điện bao gồm quạt trần, quạt đứng, quạt đảo trần, quạt để bàn... Người ta thường sản xuất quạt 3 cánh thay vì 2 cánh, 4 hoặc 5 cánh. Bởi lẽ, một vòng quay có 3 cánh tiếp xúc ma sát với không khí sẽ gây ra phản lực lớn hơn là 2 cánh và tạo cảm giác mát hơn. Quạt 3 cánh sẽ chắc chắn hơn và tạo nhiều lực ma sát với không khí hơn quạt 2 cánh.

Khả năng làm mát nhanh với tốc độ gió lớn là ưu điểm lớn nhất mà quạt điện 3 cánh mang lại. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn, thanh thoát cũng là một đặc điểm mà người mua rất yêu thích ở dòng quạt này.

Số lượng cánh ít khiến cho khoảng cách giữa các cánh xa hơn là điều kiện thuận lợi để cánh quạt được trang trí cầu kỳ, phức tạp hơn. Cánh quạt được thiết kế giống như hình những chiếc lá hoặc được vẽ thêm các họa tiết độc đáo tạo điểm nhấn rất phù hợp để trang trí cho trần nhà thêm sinh động.

Một điểm nữa, do quạt điện sử dụng trong sinh hoạt thường có công suất nhỏ. Bởi vậy, người ta thiết kế quạt 3 cánh có tiết diện của từng cánh to hơn, độ dày của cánh mỏng hơn để giảm thiểu lực ma sát, lướt gió êm hơn, đỡ gây tiếng ồn khi chạy, đảm bảo sự thoải mái cho người dùng. Đó cũng chính là điểm khác nhau giữa quạt 3 cánh và những loại 2, 4 hay 5 cánh.

Ở các nước châu Âu, thường sử dụng quạt trần 4 - 5 cánh. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì loại quạt 3 cánh lại phổ biến. Lí do,càng nhiều cánh, hiệu suất quạt bị giảm xuống do ma sát với không khí tăng lên, đồng thời cũng tốn thêm vật liệu sản xuất. Do đó, ít khi người ta chọn số cánh nhiều, đa phần chọn cạnh nhiều chỉ phục vụ mục đích làm đẹp.

Ngoài ra, khi số cánh quạt là số lẻ thì cuối cùng ta luôn thu được 2 trọng tâm đối xứng nhau. Điều này cực kì hữu ích trong việc điều chỉnh độ cân bằng cho cánh quạt. Khi cánh quạt quay càng nhanh thì độ cân bằng càng quan trọng. Chính bởi vậy, các nhà sản xuất đã chế tạo ra các loại quạt với số cánh lẻ để đảm bảo độ cân bằng và ổn định của cánh quạt ngay cả khi quạt quay nhanh.

 

Xem thêm