Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng tướng:

– Nhà chị đi đâu mà vội thế này?

Chị Kiến vừa chạy vừa nói:

– Sắp mưa bão, lụt đến nơi rồi.

Cò lạ quá:

– Sao nhà chị biết?

Chị Kiến đành phải đứng dừng chân giảng giải cho Cò:

– Thế nhà anh không thấy rễ cây si trắng nhợt cả ra rồi ư? Mà hễ trong người tôi khó thở là y như sắp có mưa to. – Nói xong, Kiến chạy tiếp.

Cò ngửa cổ lên nhìn trời. Mây cao thẳm. Nhưng từ phía biển Đông, một vệt đen đặc, kéo dài đang nhích dần lên. Gió se se mang hơi lạnh gai gai. Cò mang máng nhớ ra, hình như có ai đã nói cho mình biết rồi thì phải. Chuyện gì ấy, nó giông giống thế này. Cò chớp mắt, bước theo chị Kiến:

– Nhà chị định về đâu, cho tôi theo với!

– Chúng tôi đi tìm nơi cao.

– Nơi cao là ở đâu?

– Trên tít ngọn cây ấy.

– À, thế thì tôi sẽ đi sau.

Nói đoạn, Cò đủng đỉnh đi nhặt tép. Không ngờ, bão ập tới nhanh quá. Từng cơn gió xoay quay tít trên bãi sông và gào lên như bị ai đánh. Bấy giờ, Cò mới hốt hoảng hướng về phía cây cao mà bay. Nhưng khó quá, cánh Cò vừa rộng, vừa mảnh. Thân Cò nhẹ bẫng như nắm bông. Vì thế nên gió đã cuốn Cò và ném xuống mặt nước. May sao, Cò giạt vào được một bụi tre. Trong con rét run và sợ hãi, Cò bỗng nhớ ra bài học đã quên. Đó là bài học mà thấy giáo Cò Lửa giảng đã lâu rằng:

– “Khi thấy có gió lạnh heo heo và mây đen đùn đến thì phải tìm ngay nơi ẩn nấp”.

Cò lại nhớ tới chị Kiến tốt bụng, biết lo xa, đã mách bảo mà Cò không chịu nghe.

Từ đấy, Cò trắng chăm học hơn.

Và về sau này, cứ trước cơn bão nào cũng thế, trên cánh đồng quê đã vắng tanh ngắt cánh cò…

Người rộng lượng và kẻ keo kiệt

Ngày xửa ngày xưa, có hai người hàng xóm, một người thì khẳn khái, rộng lượng, còn một người thì keo kiệt, bủn xỉn...

Thưa chuyện với mẹ

Từ ngày phải nghỉ học, Cương đâm ra nhớ cái lò rèn cạnh trường. Một hôm, em ngỏ ý với mẹ: Mẹ nói với thầy cho con đi học nghề rèn. 

Điều ước sao băng

Rạp xiếc tối nay đông nghịt người. Xen giữa xiếc thú và đu bay có một màn ảo thuật. Người diễn trò không phải một chàng trai thắt nơ đen, miệng luôn luôn mỉm cười bí hiểm mà là một ông già.

Thưa cô, tự nhiên nó như thế đấy ạ!

Khướu là một cậu học sinh lém lỉnh. Trong lớp, lẽ ra ngồi nghe cô giáo giảng bài và chăm chú theo dõi cô viết trên bảng thì cậu bé hết quay sang bên phải lại xoay sang trai ba hoa chuyện trò với bạn.

Con lừa khôn ngoan

Một con lừa đang vui vẻ ăn cỏ trên một ngọn đồi mà không hề hay biết rằng có một con sói đang rình nó. Khi con lừa ăn xong và ngẩng đầu lên, nó ngỡ ngàng nhận ra con sói đang đứng nhìn mình...

Từ cậu bé làm thuê

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.

Bài học quý

Trong khu rừng kia, chú Sẻ và chú Chích chơi với nhau rất thân. Một hôm, Sẻ nhận được món quà của bà ngoại gửi đến. Đó là một chiếc hộp đựng toàn hạt kê. Sẻ không hề nói với bạn một lời nào về món quà lớn ấy cả.

Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn

Đặng Thái Sơn sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha của Đặng Thái Sơn là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, mẹ là Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú Thái Thị Liên, nguyên chủ nhiệm khoa đàn piano Nhạc viện Hà Nội.

Cò và vạc

Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò thì ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, sách vở sạch sẽ luôn luôn được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, suốt ngày chỉ nằm ngủ. Cò bảo mãi, Vạc chẳng nghe.