Cái gì quý nhất?

Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.

Hùng nói: "Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?"

Quý và Nam cho là có lí. Nhưng đi được mươi bước. Quý vội reo lên: "Bạn Hùng nói không đúng. Quý nhất phải là vàng. Mọi người chẳng thường nói quý như vàng là gì! Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo!"

Nam vội tiếp ngay: "Quý nhất là thì giờ. Thầy giáo thường nói thì giờ quý hơn vàng bạc. Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc!"

Cuộc tranh luận thật sôi nổi, người nào cũng có lí, không ai chịu ai. Hôm sau, ba bạn đến nhờ thầy giáo phân giải.

Nghe xong, thầy mỉm cười rồi nói:

- Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý vì nó rất đắt và hiếm. Còn thì giờ đã qua thì không ai lấy lại được, đáng quý lắm. Nhưng lúa gạo, vàng bạc, thì giờ vẫn chưa phải là quý nhất. Ai làm ra lúa gạo, vàng bạc, ai biết dùng thì giờ? Đó chính là người lao động các em ạ. Không có người lao động thì không có lúa gạo, không có vàng bạc, nghĩa là tất cả mọi thứ đều không có, và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị mà thôi.

 

Ý nghĩa 

Thầy giáo cho rằng người lao động là quý nhất vì: Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị. Qua câu chuyện này chúng ta hiểu được rằng người lao động là quý nhất.


Tranh luận: bàn cãi để tìm ra lẽ phải.

Phân giải: giải thích cho thấy rõ đúng sai, phải trái, lợi hại.

 

Bữa tiệc trong rừng

Mùa thu đã về, bầu trời trong vắt, không một gợn mây. Không khí trong sạch, thơm ngát mùi hoa dại. Các con vật và chim muông trong rừng vui hẳn lên. Chúng rủ nhau mở hội mừng mùa quả chín.

In chữ rời

Ngày xưa, những bản in đầu tiên được tạo ra bằng cách khắc chữ lên trên một tấm gỗ rồi mới in ra giấy. Tương truyền, Tất Thăng là người đầu tiên phát minh ra kĩ thuật in chữ rời, giúp cho hiệu quả in ấn được nâng lên gấp mấy chục lần...

Bá Nha học đàn

Vào thời Xuân Thu, có một người tên là Du Bá Nha theo Thành Liên tiên sinh học đàn. Chỉ một thời gian ngắn, Bá Nha đã thành thục các ngón đàn, nhưng thầy giáo của ông vẫn cho rằng Bá Nha biểu diễn chưa đủ cảm động lòng người...

Hội thề Đông Quan

Năm 1427, sau hàng loạt chiến thắng, nghĩa quân Lam Sơn tiến về thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay). Tướng giặc Vương Thông đóng chặt cửa thành chờ cứu viện.

Một cách đếm thông minh

Ngày nọ, hoàng đế Akbar đã hỏi các quan cận thần của mình một câu hỏi lạ khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên. Không ai biết phải trả lời như thế nào cho đức vua cả...

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Giọng quê hương

Thuyên và Đồng rời quê hương đã mấy năm. Một hôm hai anh rủ nhau đi chơi thật xa, nhưng đến giữa trưa thì lạc mất đường về. Hai người phải ghé vào quán gần đấy để hỏi đường, luôn tiện để ăn cho đỡ đói. Cùng ăn trong quán ấy có ba thanh niên.

Người rộng lượng và kẻ keo kiệt

Ngày xửa ngày xưa, có hai người hàng xóm, một người thì khẳn khái, rộng lượng, còn một người thì keo kiệt, bủn xỉn...

Ai nghèo hơn

Cách đây rất lâu, thành phố Philadelphia của nước Mỹ thường xuyên xảy ra nạn cướp bóc. Khi ra đường, mọi người thường mang theo một ít tiền, để nếu có gặp cướp thì sẽ đưa cho chúng, nhằm bảo toàn tính mạng của mình...