Trạng nguyên Nguyễn Kỳ

Nguyễn Kỳ thuở nhỏ có tên là Nguyễn Thời Lượng, người trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).

Bố mẹ Thời Lượng rất nghèo, ăn ở hiền lành, tuổi đã ngoại tứ tuần mà vẫn chưa có con. Có người biết tướng số trong vùng bảo rằng: ông bà sẽ sinh quý tử nhưng số ông bà phải hầu cửa Phật. Từ đấy, ông bà họ Nguyễn sớm hôm lên chùa dâng hoa, đèn nhang thờ Phật. Sau đấy hai năm thì sinh ra Thời Lượng.

Khi Thời Lượng lên 3, bố mẹ gửi cậu vào chùa cho làm con nuôi sư thầy. Thời Lượng lớn nhanh và thông minh. Mới 4 tuổi, chỉ nghe sư thầy đọc kinh mà thuộc lòng kinh tụng niệm hằng ngày. Sư thầy thấy vậy yêu quý cậu như con và cho cậu đi học. Thời Lượng học một biết mười. Vừa học giỏi lại chuyên cần, ngoan ngoãn nên được thầy yêu, bạn mến. Đêm nào cũng vậy, vì không có tiền mua dầu thắp đèn nên cậu bé cắp sách vào Tam bảo ngồi dưới chân tượng, học bài nhờ ánh sáng cây nến. Khi nến tắt hết mới đi ngủ. Sư thầy thấy vậy bèn thửa những cây nến dài hơn để cho cậu học.

Đến kì thi Đình, sư thầy nằm mơ thấy có người tên là Nguyễn Kỳ đỗ Trạng nguyên, bèn đổi tên Nguyễn Thời Lượng ra Nguyễn Kỳ. Quả nhiên khoa thi Đình năm ấy, Thời Lượng đỗ Trạng nguyên, lúc đó ông mới 21 tuổi.

Ngày vinh quy, tân Trạng nguyên đề nghị dân làng đón ông tại chùa để ông tạ ơn Phật và sư thầy đã có công dưỡng dục mình thành tài, sau ông mới về thăm tổ tiên, cha mẹ. Biết tin, nhà vua khen ông là người tận trung, tận hiếu và bổ ông vào làm việc ở Viện Hàn lâm để có điều kiện giúp vua, giúp nước.

Chính tôi có lỗi

Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác. Các học sinh trường quân sự trực nhật hằng ngày. Hôm ấy, một học sinh quân trẻ tuổi không biết mặt Lê-nin được cử tới gác.

Ngựa Trắng không nghe lời mẹ

Có một chú Ngựa Trắng lúc nào cũng muốn làm trái với những điều đã được dặn.

Cá đi ăn thề

Cứ khi mưa mới về thì có từng đàn cá đi chơi. Người ta bảo mưa mới xuống là hội, là tết của họ nhà cá.

Mình bận học

Vào một buổi sáng thứ bảy đẹp trời, Vô-lô-đi-a đang cắm cúi chuẩn bị bài thì một bạn đến rủ đi bắn chim vì cậu ta vừa mua một khẩu súng mới toanh. Khẩu súng mới! Điều đó thật hấp dẫn đối với các bạn trai.

Xã tắc quý hơn ngôi báu

Một ngày mùa thu năm Canh Thìn (980), bầu trời Hoa Lư trong vắt. Nắng vàng trải mênh mang trên núi rừng. Hoàng cung Hoa Lư trang nghiêm hôm nay được canh phòng nghiêm ngặt hơn.

Bông lúa mì

Ngày xưa có hai chú chuột tên là Crúc và Véc sống chung với một chú Gà Trống. Một hôm Gà Trống quét sân thấy một bông lúa mì rơi trên mặt đất...

Ngày vui của Bé

Cúc cúc cúc… úc… Bé vừa tròn môi gọi vừa rải nắm gạo ra sân cho bầy gà con quây tụ lại. Chỉ loáng một cái là gà mẹ đã tập hợp đàn con một cách đông đủ.

Chuyện ở vườn hoa

Bé Ngân thích nhất là mỗi buổi chiều được ông nội cho đi đến câu lạc bộ hưu trí ở cạnh vườn hoa. Trong khi ông chơi cờ, đánh cầu lông thì Ngân tha hồ chơi đu quay, cầu trượt, bập bênh cùng các bạn.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.