Đối đáp với vua

1. Một lần, vua Minh Mạng [1] từ kinh đô Huế ngự giá [3] ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá [4] đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát [2], khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn tới trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối [5] thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh [6] đọc vế đối như sau :

Nước trong leo lẻo cá đớp cá

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn :

Trời nắng chang chang người trói người

4. Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh [7], biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

 

Theo Quốc Chấn

Câu chuyện Đối đáp với vua
Nguồn: Tiếng Việt 3, tập 2, trang 49-50, NXB Giáo dục Việt Nam


Chú thích 

[1] Minh Mạng (1791 – 1840) : vua thứ hai của triều Nguyễn.

[2] Cao Bá Quát (1809 – 1855): nhà thơ nổi tiếng văn hay chữ tốt, có tài đối đáp.

[3] Ngự giá: (vua) ngồi xe hoặc ngồi kiệu đi các nơi.

[4] Xa giá : xe của vua.

[5] Đối:

  • Thể văn cũ gồm 2 vế (hai câu) có số tiếng bằng nhau, đối chọi nhau về ý và lời.
  • Làm vế đối lại.

[6] Tức cảnh: thấy cảnh mà có cảm xúc, liền nảy ra thơ văn.

[7] Chỉnh: theo đúng phép tắc chặt chẽ.

Người con gái hiếu thảo

Một bà mẹ sinh được bảy cô con gái. Một dạo bà đi thăm cậu con trại ở xa. Một tuần lễ sau, bà trở về nhà. Mới bước chân vào nhà, bà đã nghe các con gái lần lượt nói lên nỗi mong nhớ của mình...

Cái áo hiệp sĩ

Nhà tôi có một cây nhãn tơ. Thân nó mập, chắc lẳn. Tán cây xum xuê tròn. Vào cuối mùa xuân, hàng trăm nhánh non màu nâu sậm đua nhau ngoi lên, vượt các lớp lá xanh um.

Có những mùa đông

Có một mùa đông, Bác Hồ sống bên nước Anh. Lúc ấy bác còn trẻ. Bác làm việc cào tuyết trong một trường học để có tiền sinh sống.

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

An-đrây-ca lên 9, sống với mẹ và ông. Ông em 96 tuổi rồi nên rất yếu. Một buổi chiều, ông nói với mẹ An-đrây-ca: "Bố khó thở lắm!..." Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc.

Hội võ mùa xuân

Mùa xuân năm 1753. Cây đào cổ thụ bên lễ đài thi võ đang trổ hoa đỏ thắm. Lễ đài được trang hoàng rực rỡ. Cờ xí rợp trời. Trên khán đài, đức vua Lê Hiển Tông, chúa Trịnh Doanh và đông đủ các quan đại thần đã tề tựu.

Chiếc áo len

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay, Lan thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặt thử, ấm ơi là ấm.

Những cậu bé đầu trọc

Gia-sếch được phân vào lớp tôi hồi tháng mười. Hôm đầu đến lớp, nó nhìn quanh lớp một lượt để tìm một chỗ chưa có ai ngồi.

Tai ai thính nhất?

Chim Họa Mi bèn lấy một chiếc lá sen to buộc chặt đôi tai của Thỏ lại. Rồi Họa Mi lấy một lá mía buộc chặt vào đầu Rắn, và lấy một lá cỏ buộc đầu Châu Chấu...