Điền thanh và Cỏ gừng

Vào một ngày mưa kia, ở giữa hai luống khoai lang mọc lên từng khóm cây lăn tăn, xanh rờn.

Gần như cùng một lúc, dưới tầng lớp mịn màng cũng tòi ra những cái mầm xanh lè, nhọn hoắt. Cả hai bên – cây lăn tăn và mầm xanh lè – cùng thi nhau vươn tới. Chẳng bao lâu, cây lăn tăn đã lộ rõ là Điền thanh nhỏ, mảnh dẻ và dịu dàng. Cái mầm nhọn kia đã rõ mặt là gã Cỏ gừng.

Cỏ gừng ngó sang bên, giọng sin sít:

– Tớ biết ngay mà. Nhìn cái hạt rơi xuống, là tớ biết ngay.

Điền thanh thật thà:

– Cậu biết cái gì nào?

Cỏ gừng ngặt nghẽo:

– Biết cậu là Điền thanh.

Điền thanh rung cành thay cho cái gật đầu:

– Ừ, tớ là Điền thanh đây. Cậu là gì nào?

Cỏ gừng có vẻ đắc chí:

– Cậu thì làm sao biết được. Tớ ấy à, tớ là thứ đi tới đâu, mọc ngay tới đấy. Vứt chỗ nào cũng sống.

Điền thanh lấy làm lạ:

– Nhưng mà để làm gì?

Cỏ gừng lăn ra cười:

– Cậu thật ngốc. Để… rồi đi tới đâu, mọc luôn tới đấy. Tên tớ là Cỏ gừng mà. Tớ cũng có củ như củ gừng.

– Ra… cậu là Cỏ gừng.

– Đúng tớ.

Điền thanh im lặng không nói gì. Cỏ gừng lấy làm thú vị, khích Điền thanh:

– Thế nào, sợ hả?

– Không

– Sao không nói?

– Không muốn nói.

Từ lúc ấy, cả hai bên – Điền thanh và Cỏ gừng – cùng thi nhau lớn. Điền thanh tẽ ra từng cây cao vọt lên, nhưng thân thì gầy gò và dài. Cỏ gừng cũng duỗi ra béo tròn và chui sâu vào đến đâu, lập tức sinh con đẻ cái, rúc rễ xuống đấy mà ăn màu. Điền thanh cũng cố giành lại màu đất, ủ vào thân vào lá, để sẽ trả lại cho đất và bón cho khoai có củ to.

Cỏ gừng vừa chen vừa quấn lấy Điền thanh:

– Cậu đừng hòng bỏ bọn tớ. Tớ mà chết thì cậu cũng chết.

Điền thanh không trả lời…

Những luống khoai xanh um từ buổi ấy bị Cỏ gừng chen vào, phủ gần hết. Điền thanh đã lên cao…

Một hôm, tổ lao động của hợp tác xã ra vun luống. Cỏ gừng bị cuốc bật rễ, và Điền thanh cũng ngả rạp trên tay người. Cỏ gừng cố bám vào đất mà không được. Nó bám lấy Điền thanh thì lại bị người gỡ ra.

Cỏ gừng tức lắm, rít lên:

– Điền thanh! Tao chết, mày cũng chết.

Điền thanh đủng đỉnh:

– Chẳng ai sống được mãi. Đằng ấy chết là đáng đời. Xem tớ với cậu ai có ích và kẻ nào có hại.

Cỏ gừng tắc họng.

Điền thanh được người cho ở chung với khoai trong luống. Còn Cỏ gừng thì bị vứt xuống ao.

Người đi săn và con vượn

Ngày xưa có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số.

Chim và Gà

Tiếng hót dứt, đôi gà bay lên cửa sổ, gần chỗ lồng chim. Bằng giọng vừa khâm phục vừa ngượng nghịu của kẻ lần đầu làm quen thân với một nhân vật đầy tài năng...

Hồ Gương

Có một hồ nước rộng, trông thấy đáy. Những khi gió nhẹ mặt hồ phẳng lặng như gương. Một chú Chim nhỏ bay qua thấy bóng mình dưới nước, bèn cất tiếng

Hoàng Thái Hậu Từ Dũ

Bà Từ Dũ tên thật là Phạm Thị Hằng, sinh ngày 19-5-1810, quê ở Gia Định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung và được vua Thiệu Trị rất sủng ái.

Những cậu bé đầu trọc

Gia-sếch được phân vào lớp tôi hồi tháng mười. Hôm đầu đến lớp, nó nhìn quanh lớp một lượt để tìm một chỗ chưa có ai ngồi.

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Tiếng hát của Chẫu Chàng

Lớp học của cô Sẻ Nâu trên giàn mướp, bên cạnh một cái ao nhỏ. Học trò của cô nhiều lắm: Ong Bầu này, Ong Mật này, Bướm Vàng, Bướm Trắng này,… Ai cũng xinh đẹp, cũng ngoan ngoãn.

Người bạn bí ẩn

Khi Thỏ con còn rất nhỏ, một năm nọ, vào mùa xuân, cây cối tươi tốt, Thỏ mẹ dẫn Thỏ con đến sườn núi chơi, Thỏ mẹ còn tự tay gieo một hạt giống cây xuống đất...

Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng.