Những chú bé không chết

Phát xít Đức ồ ạt đưa quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp phá, bắn giết hết sức tàn bạo… Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không gặp sự chống cự của du kích, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau: “Bắn ở đâu thế?”. Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào, nói: “Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt được một tên du kích!”

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba, mười bốn tuổi, mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi :

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời :

– Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát:

– Đội du kích của chúng mày ở đâu?

Chú bé trả lời, giọng khinh bỉ:

– Tao không biết!

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man, nhưng chú không nói nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực chúng đóng quân. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi:

– Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

– Tao là du kích!

Tên phát xít không còn tin ở mắt mình nữa.

Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rền rĩ:

– Ôi lạy chúa! Đất nước này thật là ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

– Treo cổ! Treo cổ nó lên!

Mệnh lệnh của hắn được thi hành ngay.

Sang đêm thứ ba, bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, còn chính tên sĩ quan thì bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí :

– Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết Ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi, bảo hắn:

– Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngươi giết đêm hôm kia và đêm hôm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên.

Anh hùng Lý Tự Trọng

Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

Người con gái hiếu thảo

Một bà mẹ sinh được bảy cô con gái. Một dạo bà đi thăm cậu con trại ở xa. Một tuần lễ sau, bà trở về nhà. Mới bước chân vào nhà, bà đã nghe các con gái lần lượt nói lên nỗi mong nhớ của mình...

Món quà tặng mẹ

Tôi vội vã bước vào tiệm trong mall để sắm khẩn cấp mấy món qùa giáng sinh vào phút cuối cho đứa con gái. Kinh hãi nhìn đám đông, có lẽ tôi sẽ bị kẹt trong tiệm đến muôn đời, trong khi việc phải làm còn chồng chất...

Khỉ con và Nhím con

Trong số tất cả bạn bè của mình, người mà Khỉ con coi thường nhất chính là Nhím con. “Nhìn xem cậu ta xấu xí không kìa, khắp người toàn kim là kim, cái đầu thì vừa nhọn vừa nhỏ. Mỗi khi gặp nguy hiểm chỉ biết cuộn mình lại..."

Cậu bé đứng ngoài lớp học

Vũ Duệ người làng Trình Xuyên, huyện Sơn Vi, Sơn Tây (nay là huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phúc).

Chiếc xe đẩy của Chuột Đồng

Mùa thu đã tới, lúa mạch đã thơm, lúa mì đã vàng, củ cải đã đỏ. Chuột đồng đẩy chiếc xe cút kít mà bố vừa mới làm cho nó đến ruộng. “Hò dô ta, hò dô ta!” một đàn Kiến nhỏ đang khiêng một bông lúa mạch bước đi lặc lè trên ruộng...

Chim và Gà

Tiếng hót dứt, đôi gà bay lên cửa sổ, gần chỗ lồng chim. Bằng giọng vừa khâm phục vừa ngượng nghịu của kẻ lần đầu làm quen thân với một nhân vật đầy tài năng...

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Từ cậu bé làm thuê

Ông Nguyễn Sơn Hà là người khai sinh ra ngành sơn Việt Nam.