Con vẹt nghèo

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.

Trong bầy chim muôn hình ngàn vẻ kia, có chú Vẹt áo đen. Chú ta cũng khấp khởi đi thi. Gặp ai, nó cũng khoe mình có rất nhiều giọng hót. Nhìn thấy Vượn, nó hú tiếng Vượn. Nhác thấy Ếch bì bộp nhảy ra, nó cũng hé mỏ "ộp ộp" luôn. Trên đường đi, gặp Họạ Mi đang cố luyện giọng, Vẹt tỏ vẻ thương hại. Nó nghĩ: "Việc gì mà phải hót lên hót xuống mãi thế?". Gặp Sáo líu lo khúc hát đồng quê, Vẹt không thèm lắng nghe. Cậy mình biết hót nhiều giọng còn tuyệt vời hơn thế, nên nó huênh hoang lắm. Gặp ai, nó cũng khoe trước:

- Kì thi này, tôi chiếm giải nhất cho mà xem!

Vào cuộc thi, tất cả đều rất vui và cũng rất lo. Sẽ có và đang có ở đây biết bao nhiêu tài năng, chưa thể rõ ai xuất sắc nhất. Bởi thế, loài chim nào cũng yên lặng đợi chờ. Chỉ có Vẹt là cứ lăng xăng, chạy chỗ nọ chỗ kia, làm như mình sắp đoạt giải đến nơi.

Đã tới giờ thi tài. Giám khảo Chim Khuyên và Ếch mời các bạn trong rừng hãy hăng hái ghi tên biểu diễn. Trong lúc chờ đợi xem ai ra trước, Vẹt nhấp nhổm nhưng chưa dám xung phong. Bỗng nghe "quạc quạc", Vẹt quay lại. A, Vịt à? Vịt ra trước à? Thấy vậy, Vẹt ta liền nhảy vào hót lên một chuỗi âm thanh líu ríu. Chim Khuyên nhấc bút định chấm cho Vẹt tám điểm, thì Liếu Điếu kêu:

- Đấy là tiếng hót của tôi!

Ban giám khảo bảo Vẹt hót lại. Vẹt liền đập cánh, vươn cổ gáy một hơi dài. Gà Trống lên tiếng:

- Đấy là tiếng hót của tôi!

Vẹt tức mình, huýt một hồi lanh lảnh. Chích Choẻ đứng bên cạnh nhận ngay đấy là giọng hót của Chích Choè.

Giám khảo Ếch liền bảo Vẹt hãy hót lên tiếng hót của chính mình. Vẹt nhướn cổ, hú rõ to. Ngay lúc đó, Vượn nhào tới túm lấy Vẹt:

- Sao lại hú tiếng của tớ?

Vẹt hoảng hốt bay lên. Nó không làm sao nghĩ ra cho được tiếng hót của mình nữa. Nó ngượng nghịu nhìn các bạn. Từ xưa đến nay, Vẹt chỉ biết bắt chước, hót theo tiếng hót của người khác mà thôi. Nó hót đấy mà nó không hiểu gì cả. Tới lúc này, nó mới biết là nó rất nghèo. Nó không có tiếng hót riêng...

Cuộc họp trong cặp sách

Bé phải mất cả buổi sáng để tranh luận với anh Huy về chuyện đồ vật có biết nói hay không? Anh Huy chỉ quen nghe bằng tai thôi. Anh quả quyết rằng nếu các đồ vật xung quanh ta biết chuyện trò thì anh sẽ ngay lập tức lên tận sao Hoả.

Chiếc áo đẹp

Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Một chú Thỏ bước ra, tay cầm lá cọ che thân. Bỗng cơn gió bay vèo kéo theo tấm lá của Thỏ xuống nước. Rét quá, Thỏ co ro thầm nghĩ trong bụng: “Giá như mình có một chiếc áo thì hay biết mấy”.

Khỉ Con biết vâng lời

Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy chó Thỏ đang đuổi bắt Chuồn Chuồn.

Tai ai thính nhất?

Chim Họa Mi bèn lấy một chiếc lá sen to buộc chặt đôi tai của Thỏ lại. Rồi Họa Mi lấy một lá mía buộc chặt vào đầu Rắn, và lấy một lá cỏ buộc đầu Châu Chấu...

Lòng trung thực của một gã ăn mày đáng kính

Một ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này...

Hai bàn tay

 Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi: Anh Lê, anh có yêu nước không ?

Chú dế sau lò sưởi

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng!… Hình như có một cái gì đó đã xảy ra?

Anh em Hồ Lô

Ngày xửa ngày xưa, trên núi Hồ Lô có một con Bọ Cạp Tinh và một con Xà Tinh. Một hôm, có một con Tê Tê không cẩn thận làm vỡ cửa động trên núi, thế là Bọ Cạp Tinh và Xà Tinh chạy ra khỏi hang...

Bác Thầu Chín và em bé Việt kiều

Hồi đất nước ta còn sống dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, có thời kỳ Bác Hồ phải hoạt động cách mạng bí mật ở bên Thái Lan. Bác tổ chức phong trào yêu nước trong đông đảo đồng bào ta do giặc Pháp sang làm ăn bên đó đã lâu đời.