Cây phượng già

Tối thứ bảy, trăng sáng vằng vặc. Như thường lệ, lủ trẻ xóm Đông lại tụ tập ở gốc phượng già đầu xóm để nô đùa. Hơn bảy giờ, cả hội đã đủ mặt, chỉ thiếu Hùng. Hùng là đứa thông minh, lanh lợi nhất xóm. Thiếu nó, các trò vui sẽ nhạt nhẽo vô cùng. Cả bọn đang ngóng thì Hùng xuất hiện, hớt hải:

– Nguy rồi các cậu ơi!

Cả lũ xúm xít:

– Chuyện gì thế! Nói mau đi!

Hùng hạ giọng:

– Vài hôm nữa cây phượng này sẽ bị chặt.

– Sao? – Cả bọn sửng sốt. – Cậu không nghe nhầm đấy chứ?

– Hôm nay chú Tâm đến nói chuyện với bố tớ. Tớ nghe lỏm được.

Thế là chính xác rồi vì chú Tâm là bí thư Đảng uỷ xã, bố Hùng là tổ trưởng nhân dân xóm Đông.

Cây phượng già thế là sắp mất. Cây phượng đã có từ rất lâu. Lũ trẻ lớn lên đã thấy cây phượng sừng sững. Các cụ trong xóm cũng không biết cây bao nhiêu tuổi. Năm tháng qua đi, gốc phượng xù xì, cành lá xum xuê rợp mát cả một vùng. Mùa xuân, cây trổ ra những nhành lá tươi non như lá me chua. Hè đến, Ịá cây chuyển sang màu xanh sẫm và những chùm hoa bắt đầu khoe sắc thắm. Mùa hè, bọn trẻ được nghỉ học, cây phượng là cả một thiên đường. Bọn con trai chơi chọi gà bằng hoa phượng, rồi trèo lên cây bắt ve đem xuống dỗ em để còn rộng cẳng đá cầu, đá bóng. Dưới bóng phượng rợp mát, lũ con gái chơi chuyền, nhảy dây, chơi ô ăn quan,… Tuổi thơ của lũ trẻ xóm Đông thật êm đềm vì có cây phượng chở che, ấp ủ. Giờ thì cây phượng sắp bị chặt.

Tuấn hỏi:

– Thế cậu có biết tại sao xã lại chặt cây phượng không?

– Chú Tâm nói xã sẽ làm đường bê tông liên xóm. Trục đường chính phải đạt tiêu chuẩn rộng 4 mét nên phải hạ cây.

– Phải cứu lấy cây phượng! – Tuấn quả quyết.

– Nhưng cứu bằng cách nào? – Hà ngập ngừng. – Chúng mình chỉ là một lũ trẻ con.

– Ừ nhỉ! – Cả bọn ngẩn ra nhìn nhau.

Đối diện với cây phượng già là một ngôi nhà nhỏ, cũng là nơi bán hàng của cụ Tạo, một cụ già cô đơn. Cuộc sống của cụ trông vào chục cân gạo trợ cấp mỗi tháng của xã và thu nhập ít ỏi từ quán hàng với vài gói bánh kẹo, mấy túi mì chính, xà phòng và một số thứ linh tinh khác. Cả một đoạn đường liên xóm rộng rãi đến đây bị thu hẹp lại như nút cổ chai vì một bên là cây phượng già, một bên là quán hàng cụ Tạo. Để mặt đường đạt chuẩn, chỉ có cách chặt cây phượng già hoặc dời quán cụ Tạo đi. Cụ Tạo ở đó đã mấy chục năm, tuổi đã cao lại không người thân thích, dời quán đi thì cụ ở đâu? Thế nên chỉ còn cách hạ cây phượng.

Tối ấy, cụ Tạo rất ngạc nhiên vì trăng sáng thế mà lũ trẻ không nô đùa như mọi khi. Cụ trở dậy, mở cửa đi ra ngoài. Thấy lũ trẻ đang túm tụm thầm thì, nghĩ chúng đang bàn nhau đi vặt trộm ổi xanh, cụ chậm rãi bước vòng ra sau cây phượng. Thế là cụ đã nghe hết tất cả.

Lặng lẽ trở về nhà, suốt đêm cụ không chợp mắt. Nếu xã giải toả quán hàng này thì cụ biết ở đâu? Nhưng nếu phải chặt cây phượng, cụ cũng không nỡ. Cây phượng từ lâu đã là niềm tự hào của cả xóm. Mùa hoa nở, cách vài cây số đã thấy màu hoa rực rỡ, lủ trẻ suốt ngày quấn quýt bên gốc phượng. Cụ thật khó nghĩ. Mệt mỏi, cụ thiếp đi. Trong giấc mơ, cụ thấy cây phượng đã bị chặt để trơ lại cả một khoảng trời nắng chói loá, nhức nhối. Cụ giật mình choàng dậy. Bật đèn, cụ lật đật đi tìm cây bút bi và tờ giấy trắng viết đơn.

Tối nay, lũ trẻ lại tụ tập bên gốc phượng để chia tay với cây phượng lần cuối. Hùng hổn hển chạy tới.

– Có tin vui đây! Cây phượng không bị chặt nữa.

– Thật không? – Cả lũ reo lên.

– Thật một trăm phần trăm! – Giọng Hùng bỗng trầm xuống. – Nhưng bây giờ chúng mình phải đến chia tay với cụ Tạo.

– Thế cụ đi đâu?

Chú Tâm đã liên hệ với nhà dưỡng lão của tỉnh. Cụ Tạo được nhận vào đó theo tiêu chuẩn người già cô đơn không nơi nương tựa. Chính cụ đã viết đơn xin hiến nhà để giải toả mặt đường đấy.

Mùa hè năm ấy, cây phượng ra hoa nhiều lắm, màu hoa đỏ rực. Lũ trẻ rủ nhau hái một cành phượng thật đẹp đi thăm cụ Tạo. Mấy đứa con gái còn ép khô vài bông phượng biếu cụ. Cụ Tạo run run nhận những món quà giản dị nhưng đầy ý nghĩa từ tay bọn trẻ.

Giữ lại cho xóm làng cây phượng xanh tươi để tuổi thơ của bọn trẻ đầy ắp niềm vui, cụ Tạo thấy lòng mình thật nhẹ nhàng, thanh thản.

Cặp sừng và đôi chân

Mỗi ngày, Hươu đều tự soi mình dưới nước và tự nhủ: “Với cặp sừng lung linh, mình là con hươu đẹp nhất khu rừng”. Nhưng nó lại chẳng hề thích đôi chân chút nào vì cho rằng chúng trông thật xấu xí.

Sư Tử và Lợn Con

Sư tử Ryan và Lợn con Picky là hàng xóm của nhau, hàng ngày, chúng đều rủ nhau cùng đi học. Ryan nói rất nhiều nên được mọi người đặt cho biệt danh là “Biết tuốt”. Còn Picky thì ít nói, nhưng rất lễ phép...

Tôi xin chữa bệnh cho ngài

Ô-guyn là một người chỉ thích ăn luôn miệng và ít hoạt động thân thể. Người gã béo ục ịch quá đỗi, có lúc tưởng nghẹt thở.

Khát vọng sống

Giôn và Bin khập khiễng đi ra bờ suối. Mỗi người mang một khẩu súng và một cuộn chăn trên vai. Cả hai đều thấm mệt sau những ngày gian khổ dài đằng đẵng. Giôn bỗng trượt chân suýt ngã.

Tôi lại có gia đình

Câu chuyện kể về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

Đôi bạn tốt

Thím Vịt bận đi chợ xa đem con gởi đến bác Gà mái mẹ. Gà mái mẹ gọi con ra chơi với Vịt con. Gà con xin phép mẹ dẫn Vịt con ra vườn chơi và tìm giun dế ăn. Gà con nhanh nhẹn đi trước, Vịt con lạch bạch theo sau...

Mai Lan Phương luyện nhãn lực

Mai Lan Phương là diễn viên kinh kịch nổi tiếng Trung Quốc. Thuở nhỏ, Mai Lan Phương rất yếu ớt, ông còn bị cận thị nhẹ, hai mí mắt sụp xuống, hễ ra gió là chảy nước mắt, nhìn hai mắt ông rất dại, chứ không được tinh nhanh như những đứa trẻ khác...

Ông Trạng thả diều

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được cậu con trai đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Hai bàn tay

 Năm 1911, năm ấy Bác còn trẻ lắm mới khoảng 21 tuổi. Một hôm anh Ba - tên của Bác hồi ấy, cùng một người bạn đi dạo khắp thành phố Sài Gòn, rồi bỗng đột nhiên anh Ba hỏi người bạn cùng đi: Anh Lê, anh có yêu nước không ?