Hạt đậu thơm

Một người cha có ba cậu con trai. Hằng ngày, người cha lên rừng đốn củi, để lại cho các con một bát đậu đã luộc để ăn.

Nhưng một hôm, người cha không trở về đúng hẹn. Bát đậu trong ngày chỉ còn vừa vặn sáu hạt. Người em thứ hai bàn nên chia đều nhau, mỗi người hai hạt. Người anh cả liền phản đối. Cậu ta đổi chia cho mình ba hạt, em thứ hai hạt và em út một hạt, như vậy mới công bằng. Thế rồi cậu chia đậu liền và cấm lũ em không được mách bố. Bọn trẻ chưa kịp cho đậu vào miệng thì có tiếng gõ cửa. Một cụ già mặc áo choàng lông trắng bước vào. Cụ cất tiếng chào rồi ngồi phịch xuống nền nhà. Cụ ngoảnh lại nói với người anh cả:

– Con yêu quý, lão đói lắm, không còn sức lực đi tiếp nữa. Con hãy cho lão bữa ăn trưa của mình.

Cậu cả cười khẩy:

– Ông có ở trong truyện cổ tích đi ra thì tôi mới tin trên đời này có phép mầu nhiệm. Ông hãy đi chỗ khác đi.

Nhưng cụ già không đi mà quay sang người con thứ hai, nói:

– Có lẽ con có lòng thương người hơn anh con, con có thể cho ta bữa ăn trưa của mình được không?

Người em thứ hai xoè bàn tay, liếc nhìn hai hạt đậu và thở dài. Cho đi thì tiếc, nhưng cậu vẫn còn tin ít nhiều vào truyện cổ tích. Bỗng nhiên cậu cho một hạt đậu mà lại được một chậu vàng thì sao? Thế là cậu cho một trong hai hạt đậu của mình.

Cụ già lắc lư người ăn hạt đậu và đã toan đứng dậy ra đi, nhưng chân không sao nhúc nhích được.

– Chao ôi, nếu mà có được một hạt đậu nữa – Cụ già than vãn.

Khi đó người con trai út sà vào lòng ông cụ và đưa cho ông cụ hạt đậu duy nhất của mình.

– Ông cầm lấy ông ơi, cháu không muốn ăn!

Cụ già liếc nhìn cậu con út, mỉm cười nói:

– Con thật tốt bụng so với các anh con. Con muốn ăn, song chỉ mình con biết nhường. Con có tấm lòng thơm thảo quá.

Cụ già cầm lây gậy của mình, nhanh nhẹn chuẩn bị ra đi.

– Ta đã được ấm lòng sau khi ăn tí chút – Cụ nói khi tạm biệt – Để các con khỏi nghĩ xâu về ta, bây giờ ta sẽ chia quà cho các con.

Cụ thò tay vào túi và lấy ra cho người anh cả một bát đậu đầy ắp. Sau đó cụ lại thò tay vào túi khác lây cho người em thứ hai một vốc đậu. Còn người em út thì cụ móc sau lần áo ngực ra, đưa cho mỗi một hạt đậu duy nhất.

– Nào ! Bây giờ thì hãy làm đi – Cụ già nói – Các con hãy gieo đậu vào mùa xuân, hãy chăm sóc nó, và nó sẽ lớn lên xứng đáng với mỗi người.

Khi cụ già đi khỏi, cậu cả chế giễu các em:

–  Ê, chúng mày, một lũ ngốc, cho hết phần ăn trưa của mình. Tao chẳng cho cái gì mà lại được nhiều nhất. Thằng út cho hạt đậu duy nhất của mình thì cũng chỉ được một hạt đậu.

Đến mùa xuân, mấy anh em đem đậu đi gieo.

Trên cánh đồng của người anh cả, cây mọc rất đẹp nhưng nó toàn một loại hoa rỗng, chẳng đậu được quả nào. Mảnh đất của người em thứ hai, đậu nở hoa vô cùng sặc sỡ. Nhưng giống đậu ấy đành phải đem cho dê ăn để cho khách qua đường khỏi chê cười.

Còn người em út, cậu gieo hạt đậu duy nhất của mình ở trước nhà, gần cửa sổ. Cây đậu lớn lên, leo khắp bức tường và nở những bông hoa xanh biếc, thơm lừng.

Từ những nơi xa xôi, mọi người tìm đến ngắm nghía cây đậu thơm. Đích thân nhà vua đề nghị đổi cây đậu lấy một chậu đầy vàng, nhưng người em út không đổi.

Cậu lượm hạt giống để mùa xuân sau đem tặng các bạn. Và người em út trở thành người làm vườn vô cùng tài giỏi.

 

Ý nghĩa

Dân gian có câu Gieo hạt nào thì ăn quả nấy. Người em út tốt bụng, biết yêu thương người khác nên xúng đáng được hạt đậu thơm và trở thành người làm vườn tài giỏi. Hai người anh tham lam và ích kỉ nên rốt cục chăng thu được gì từ những hạt đậu vô dụng.

Ai mạnh nhất trên đời?

Chú gà rừng đến bờ sông để tìm nước uống cho đỡ khát. Chú ta tìm được một chỗ nước chưa đóng băng tròn như cái đĩa. Chú uống cho đến lúc đôi cánh cũng bị băng đóng cứng đờ.

Vừ A Dính

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, người dân tộc H’Mông, quê ở Pú Nhung, vùng cao huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn...

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Một buổi sáng trời quang mây tạnh, đôi bạn dạo chơi trên đồng cỏ. Chúng đi sóng đôi với nhau, nhởn nhơ ngắm trời ngắm đất. Ánh mặt trời chiếu trên thảm cỏ non làm cho những giọt sương long lanh như những hạt ngọc...

Bình nước và con cá vàng

I-ren Giô-li-ô Quy-ri sinh ra trong một gia đình khoa học. Mẹ bà là Ma-ri Quy-ri hai lần được Giải thưởng Nô-ben (1903, 1911). Bố của bà là Pi-e Quy-ri, được Giải thưởng Nô-ben năm 1903 cùng với vợ.

Gấu con bị sâu răng

Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh gatô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán. Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mồm vẫn còn ngậm kẹo...

Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đưa công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

Quê ai đẹp nhất?

Một con Ếch đã sống từ lâu bên sườn dốc. Nó mơ ước đến một ngày nào đó sẽ đi du lịch một chuyến đến kinh thành. Một con Ếch sống ở kinh thành lại ngày đêm mơ ước được xuống vùng sườn dốc.

Điều không tính trước

Tôi chuẩn bị đánh nhau. Thoạt đầu tôi định lấy con dao của mẹ tôi làm vũ khí, nhưng khi sờ đến cái lưỡi thép to bản và mát lạnh của nó, tôi đâm ra sờ sợ làm sao! Con dao này mà vung lên một phát là địch thủ ngã như chơi.

Lu-i Pa-xtơ và em bé

Năm 1885, một sự kiện đáng ghi vào lịch sử nhân loại : Em bé Giô-dép Mây-xte, chín tuổi, bị chó dại cắn, được mẹ em đưa từ vùng quê An-dát xa xôi đến thủ đô Pa-ri nhờ Lu-i Pa-xtơ cứu chữa.