Kính lúp của Cáo con

Mấy hôm nay Hổ bị ốm nên nhờ Cáo cai quản giúp những động vật trong khu rừng. Cáo hí hửng ra mặt, nó thường xuyên đeo một cái kính lúp trước ngực và nghênh ngang đi lại trong rừng. Các động vật khác không biết kính lúp là cái gì nên cứ đi theo Cáo, đoán già đoán non mãi. Gà trống nói:

- Tôi nghĩ đó chính là một sợi dây chuyền, Cáo đeo nó để chứng tỏ sự giàu có của mình ấy mà. 

Thỏ trắng lại nói:

- Tôi lại nghĩ đó là một cái thẻ bài, chắc là Cáo muốn ra oai đây mà.

Một hôm, Cáo ra ngoài thị sát tình hình khu rừng, nó lại đeo chiếc kính lúp vào cổ. Thần dân trong Vương quốc rừng sâu đều muốn nhân cơ hội này tìm hiểu xem thứ ở trên cổ Cáo rốt cuộc là cái gì.

Thỏ trắng là người đầu tiên bị Cáo gọi tới, nó dùng kính lúp soi một lượt khắp người Thỏ trắng. Cuối cùng, Cáo nói với Thỏ trắng:

- Cứ tưởng cậu sạch sẽ lắm, ai ngờ trên người lại có mấy cọng lông rối đây này. Thật đáng xấu hổ! Sao cậu không nhổ mấy sợi lông rối ấy đi cho rồi? Mau về nhà nhổ đi, sau đó viết báo cáo mang tới cho tôi xem!

Sau khi bị mắng một trận nên thân, Thỏ trắng mới biết vật ở trên cổ Cáo là một cái kính phóng đại, chuyên dùng để soi mói khuyết điểm của mọi người. Các loài vật khác biết chuyện xảy ra với Thỏ trắng thì đều cung kính tránh xa Cáo, không dám gây sự với nó.

Một hôm, Vịt con nhìn thấy Cáo đang đi về phía mình, liền quay người chạy trốn. Không may, Cáo đã nhìn thấy nó và quát lên:

- Đứng lại, mau qua đây!

Vịt con ngại ngùng bước đến gần Cáo. Cáo lại lấy kính lúp ra soi một lượt từ đầu đến chân Vịt con, bỗng nhiên nói:

- Chẳng trách vì sao anh đi đường cứ lạch bà lạch bạch, nguyên nhân là do anh quá béo, từ nay về sau đừng có tham ăn nữa nhé!” Vịt con bị Cáo mắng cho một trận, tức giận ôm bụng bỏ đi.

Khỉ con đứng trên cây, nhìn thấy Cáo mắng các bạn thì vô cùng tức giận. Nó chạy lại chỗ Cáo, nói:

- Thưa người thay thế Đại vương tôn kính, tại sao ngài cứ dùng cái kính lúp đó để soi mọi người mà không soi lại chính mình vậy? Chẳng lẽ ngài không có một khuyết điểm gì hay sao? Mời ngài hãy dùng cái kính này để soi lại chính mình đi!

Cáo nghe thấy Khỉ con nói thế, liền tức giận nói:

- Cậu dám hỗn láo với người thay mặt cho Đại vương sao? Ta sẽ dùng cái kính này soi cậu, mỗi ngày một trăm lần!

Khỉ con vốn dĩ chẳng sợ Cáo, nó liền cướp lấy cái kính trên cổ Cáo và ném mạnh xuống đất, cái kính vỡ tan, sau đó, Khỉ con nhún người, leo tót lên cành cây cao.

Cáo tức giận chạy quanh gốc cây mấy vòng liền nhưng không tài nào leo lên được, nó chỉ còn cách nhặt lại mấy mảnh kính vỡ và lủi thủi bỏ về. Thỏ trắng, Vịt con và Gà trống đứng từ xa nhìn thấy Cáo đã bị trừng trị thích đáng thì vui mừng vỗ tay hoan hô.

 

Trò chuyện cùng bé

Cáo dùng kính lúp để làm gì? Khỉ con đã làm gì Cáo? Câu chuyện này muốn nhắc nhở chúng ta một điều: Không nên chỉ nhìn vào những khuyết điểm của người khác mà cũng nên nhận ra khuyết điểm của chính mình nữa, các bé phải dũng cảm thừa nhận nếu mìn h có khuyết điểm và có ý thức sửa chữa, như vậy thì mới được người khác tôn trọng bé nhé!

Để ta xuống

Lần đầu tiên Ngụy Vương gặp Tôn Tẫn, rất muốn thử tài của ông. Sau khi đã yên vị trên ghế, Ngụy Vương nói với quần thần: Hôm nay, ta ngồi trên điện để xem trong các khanh, ai có thể làm ta phải đi xuống...

Cái cò đi đón cơn mưa

Một hôm, Cò Trắng đang tha thẩn bên bãi sống thì gặp đàn Kiến cỏ. Ơ kìa, sao Kiến lại kéo nhau chạy ngược vào trong đê thế? Cò ngơ ngác hỏi một chị Kiến đang khênh bọc trứng.

Trăng nay chớ có xem thường

Lê Thánh Tông (1441 – 1497) là một vị vua có nhiều công lao phát triển kinh tế, văn hoá, mở mang đất nước. Nhà vua lập ra Hội Tao đàn để khuyến khích sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt.

Cá Mập và Cá Kiếm

Một hôm, Cá Kiếm mẹ đưa con đến một khe đá, bảo cá con ở yên một chỗ để cá mẹ đi kiếm ăn. Một lát sau, một con Cá Mập đến cửa khe đá, khóc lóc nói với cá con...

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Chiếc đó cá

Trời đã xế chiều, Tiến tha thẩn ra bờ mương chơi. Thấy trong người nóng bức, nó nhảy tùm xuống mương tắm. Đang vùng vẫy, chợt nó thấy lấp ló có chiếc đó của ai be vào mép bờ...

Người con gái miền đất đỏ

Buổi trưa năm 1947, giữa những lô cao su thẳng tắp, cô bé 14 tuổi Võ Thị Sáu úp mặt vào một thân cây khóc rưng rức. Sáng nay, giặc Pháp tràn qua Bà Rịa. Bọn giặc tàn ác vây chợ, đốt làng, giết hại bao người.

Mùa hè giầy đi đâu?

Đầu mùa hè các đồ vật chơi trò trốn tìm. Viên Bi trốn kĩ đến nỗi trời tối mà không ai tìm được Bi cả. Viết Chì vẽ một cây Đèn Pin để đi tìm Bi. Đèn soi vào góc bàn, hộc tủ, túi áo, xó nhà và soi cả trong kẹt cửa nữa...

Luôn nghĩ đến miền Nam

Đầu năm 1969, một chị cán bộ miền Nam ra Bắc được gặp Bác Hồ.