Vừ A Dính

Vừ A Dính sinh ngày 12 tháng 9 năm 1934, người dân tộc H’Mông, quê ở Pú Nhung, vùng cao huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu. Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cách mạng, cậu bé thông minh, gan dạ và nhanh nhẹn - Vừ A Dính đã sớm giác ngộ cách mạng và căm thù giặc Pháp xâm lược từ lúc nhỏ.

Trước cảnh lính Tây thường xuyên càn quét bản làng, cướp bóc mọi thứ, gi.ết hại dân làng, lòng căm thù giặc của cậu bé A Dính ngày một tăng lên. Dù mới 13 tuổi, A Dính đã xin tham gia vào đội canh gác, nếu thấy Tây đến thì báo để dân làng chạy vào rừng sâu. A Dính được giao nhiệm vụ liên lạc, giao thông, và rất nhiều việc khác. Băng rừng, trèo đèo, lội suối, A Dính đều làm rất tốt công việc của mình và luôn về trước thời gian dự định.

Tháng 6/1949, giặc Pháp huy động tổng lực quân lính từ các đồn trong khu vực để vây ráp hòng tiêu diệt đội vũ trang Tuần Giáo. Một tốp giặc của đồn Bản Chăn dưới sự chỉ huy của một đội Tây đã bí mật phục kích ngay tại đầu một bản bỏ hoang.

Hôm ấy trời mù sương, chỉ cách nhau vài bước chân mà không nhìn thấy nhau. A Dính vừa bí mật gặp mẹ trở về. Sau lưng của A Dính còn đeo trong bọc cả trăm viên đ.ạn mà mẹ mới đưa cho. Người Dính ướt đẫm sương. Vì trời giăng sương mù mịt nên rất khó quan sát nên A Dính đã sa ngay vào vòng vây của địch.

Thằng Tây hỏi:

- Các “Ông tỉnh ” ở đâu?

A Dính thảm nhiên nói:

- Không biết.

Đội Tây gầm lên:

- Bao đ.ạn này…. Bao đ.ạn … đ.ạn này, mày đem về cho các “ông tỉnh” b.ắn chúng tao, mà mày lại nói là không biết à! Nói đi, không thì tao cho một phát vỡ đầu!

A Dính vẫn nói:

- Không biết.

Đội Tây quát xúm lại đ.ánh A Dính. Chúng đánh A Dính đến tận trưa, mặt mũi A Dính sưng húp, đầu chảy nhiều máu. Đánh mãi, A Dính cũng chỉ nói “Không biết’’. Thằng Tây tức giận, lấy máng súng đánh gãy ống chân em. A Dính cắn răng, nước mắt giàn giụa. Nhưng mặc cho bọn chúng quát, A Dính cũng không nói gì nữa.

Quân địch đã tra tấn, hành hạ A Dính suốt 2 ngày, 2 đêm bỏ mặc ngoài trời sương đêm lạnh giá. Thế nhưng A Dính vẫn kiên trì sống, một lòng một dạ vì cách mạng mà không chịu khai ra lấy nửa lời. Đến ngày thứ 3, thằng Tây vẫn dụ ngon, dụ ngọt mong A Dính khai ra nơi ở của các ông Tỉnh. Môi A Dính mấp máy, ra hiệu dẫn sẽ đến nơi gặp cán bộ. Thằng Tây vui mừng cho lính mang thức ăn, nước uống và làm cáng khiêng A Dính đi vào rừng. A Dính dắt chúng băng qua rất nhiều con đường, sâu trong rừng hoang vắng. Đến nơi có lán của cán bộ, nhưng lán đã bị bỏ đi từ lâu.

Chúng hỏi A Dính: “Ông tỉnh” ở đây à? A Dính gật đầu. Chúng hỏi tiếp: “Ông tỉnh” đâu? A Dính lắc, lại chỉ đi sang cánh rừng khác. Thằng Tây biết bị mắc lừa, chúng quát lính hất cáng xuống, lôi A Dính ra hỏi. Nhưng A Dính thoi thóp thở, hỏi thế nào cũng không nói.

Thằng Tây tức quá, lôi A Dính trói hai tay treo lơ lửng lên cành đào và điên cuồng b.ắn cả băng đ.ạn vào người A Dính. A Dính ch.ết anh dũng trên cành đào ở Khe Trúc.

Năm 1951, để tri ân đến người thiếu niên kiên cường, bất khuất Vừ A Dính, Đoàn thanh niên cứu quốc Việt Nam tuyên dương Anh trong thiếu nhi toàn quốc. Năm 1952, Chính phủ truy tặng Huân Chương Quân Công hạng ba cho thiếu niên anh hùng Vừ A Dính. Lịch sử Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, lịch sử Đội Thanh niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã ghi nhận Vừ A Dính là một trong những thiếu nhi anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng đất nước.

Gấu con ngoan ngoãn

Bác Voi tới nhà Gấu con chơi và tặng Gấu con một rổ lê thơm. Gấu con mừng lắm và không quên cám ơn bác Voi.

Con vẹt nghèo

HẰNG NĂM, MỖI KHI MÙA XUÂN VỀ, các giống chim và thú vật lại rủ nhau tới rừng mở hội. Nào Voi, Gấu, Hổ, Lợn Lòi... trổ tài thi khoẻ. Nào Khỉ, Vượn, Sóc... đua nhau leo trèo. Còn các giống chim khác thì thi giọng hát.

Một trí khôn hơn trăm trí khôn

Một buổi sáng trời quang mây tạnh, đôi bạn dạo chơi trên đồng cỏ. Chúng đi sóng đôi với nhau, nhởn nhơ ngắm trời ngắm đất. Ánh mặt trời chiếu trên thảm cỏ non làm cho những giọt sương long lanh như những hạt ngọc...

Điều không tính trước

Tôi chuẩn bị đánh nhau. Thoạt đầu tôi định lấy con dao của mẹ tôi làm vũ khí, nhưng khi sờ đến cái lưỡi thép to bản và mát lạnh của nó, tôi đâm ra sờ sợ làm sao! Con dao này mà vung lên một phát là địch thủ ngã như chơi.

Cái hố bên đường

Có một bầy thú nhỏ sống cùng nhau trong khu rừng nọ. Ngày ngày chúng thường đi trên một con đường nhỏ rồi băng qua một ngã tư có chốt đèn giao thông để tới trường.

Núi cười

Ngày xưa, ở một bản nọ có hai anh em. Anh thì ham chơi. Em thì chăm học, chăm làm.

Đồ dùng để ở đâu?

Minh nhìn lên đồng hồ. Đã đến giờ đi học. Minh cuống cuồng tìm quần áo để mặc. Nhưng chú bé không thấy quần dài, không thấy áo, không thấy dép đâu cả.

Câu chuyện bé Chăm

Bé Chăm rất chăm làm nhưng cũng mau chán việc. Làm việc này chưa xong, em lại bỏ dở để làm việc khác.

Lợn con sạch lắm rồi

Trong khu rừng nọ có nhiều bạn nhỏ sinh sống: Gấu Con, Thỏ Con, Khỉ Con, Dê Con, Cún Con và Lợn Con...