Vua Lý Thái Tông đi cày

Lý Thái Tông (1000-1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời cũng rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hoá, chăm lo đời sống nhân dân.

Sử cũ còn ghi nhiều lần vua đi thăm ruộng hoặc cày ruộng tịch điền (cày ruộng sau lễ tế Thần Nông vào đầu xuân) : mùa thu năm 1030 vua ngự ra ruộng ở ô Lộ xem gặt lúa, mùa xuân năm 1032, vua cày ruộng ở Đỗ Động Giang ; mùa xuân năm 1042, vua cày ruộng ở Kha Lãm,…

Tháng hai âm lịch, năm 1038, vua ra cửa Bố Hải, cho người dọn cỏ, đắp đàn để đích thân nhà vua tế lễ Thần Nông. Tế xong, vua xuống ruộng, tự cầm cày. Các quan có người can rằng :

– Đó là việc của nông phu, Bệ hạ cần gì phải làm thế?

Vua nói:

– Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì để trăm họ noi theo?

Năm Giáp Thân (1044), cả nước được mùa, vua bảo:

– Nếu trăm họ đã no đủ, trẫm lo gì không no đủ.

Nói xong, liền xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân.

Ngày ấy, trong nước có bệnh sính dùng hàng ngoại. Nhiều mặt hàng ta đã sản xuất được, thậm chí sản xuất với chất lượng cao, nhưng những kẻ có đầu óc sùng ngoại vẫn tìm cách nhập hàng vào, gây nguy hại cho sản xuất trong nước. Năm 1040, vua dạy cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem hết gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo ban cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý là từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa.

Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, có nhiều công tích nhưng ông vẫn tự răn mình: “Trẫm là người ít đức, đứng đầu thần dân, dậy sớm thức khuya, lúc nào cũng lo sợ như lội vực sâu, chưa biết lấy đạo gì để thấu trời đất, lấy đức gì để kịp vua Nghiêu, vua Thuấn.”

Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, nhà vua giao cho triều thần soạn bộ luật cho rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta.

Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên toà sen và dắt vua lên toà. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình toà sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột ở Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Cậu bé viết thuê

 Đó là một cậu bé mười hai tuổi, tên là Giu-li-ô, con trai đầu của một nhân viên đường sắt. Người bố lương ít lại đông con nên đời sống rất chật vật. Ông phải kiếm việc làm thêm vào ban đêm.

Cuộc họp của loài chim

Hằng năm, loài chim tổ chức họp mặt trên một hòn đảo ở một vùng biển xa xăm. Họ hàng nhà chim từ khắp bốn phương tới đây để thảo luận về mối quan hệ với loài người. Ai nấy thi nhau phát biểu.

Buổi học cuối năm

Hôm nay Minh đến lớp, lòng hồi hộp. Buổi học này là buổi học cuối năm. Các bạn Minh cũng đã có mặt đông đủ. Ai cũng muốn đến sớm hơn mọi ngày một chút để được nói chuyện vui đùa với nhau.

Hãy để tiền vào chỗ cũ!

Pu-ghi có một người láng giềng rất hay sang nhà vay tiền.

Người y tá của Ta Ta

Sớm hôm ấy, có một cậu bé ăn mặc kiểu nông thôn đến gặp người gác cổng bệnh viện, xin vào thăm bố. Cậu bé đến từ một làng ở ven Na-pô-li. Bố cậu năm trước sang Pháp để kiếm việc làm nay mới trở về.

Thỏ hồng chảnh chọe

Xưa thật xưa, trên hòn đảo nọ có rất nhiều động vật, chim chóc sinh sống, trong đó có gia đình nhà Thỏ Hồng. Khi Thỏ Hồng đến tuổi đi học, mẹ sắm cho Thỏ Hồng một chiếc cặp màu vàng thật xinh.

Ếch xanh tìm bác sĩ

Ếch mẹ tìm thấy một thung lũng có phong cảnh rất đẹp, liền đẻ trứng xuống con suối nhỏ trong thung lũng, chờ đến khi những quả trứng nở thành nòng nọc, nó mới rời khỏi nơi đó...

Vị giáo sư thông thái

Giáo sư Tạ Quang Bửu quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thuở nhỏ, cậu bé Bửu học ở Quảng Nam. Năm 1917, phủ Tam Kỳ mở kì thi cho học sinh lên bảy, thi cả Hán văn, Toán học lẫn Việt văn.

Khỉ con và Nhím con

Trong số tất cả bạn bè của mình, người mà Khỉ con coi thường nhất chính là Nhím con. “Nhìn xem cậu ta xấu xí không kìa, khắp người toàn kim là kim, cái đầu thì vừa nhọn vừa nhỏ. Mỗi khi gặp nguy hiểm chỉ biết cuộn mình lại..."