Bác Hồ ở Slum-Lực

Mùa xuân năm 1944, để tránh không cho giặc Pháp dồn làng bắt thanh niên, các đồng chí cán bộ cách mạng ở Pác Bó tổ chức di chuyển nhà cửa sang Slum-Lực lập làng mới giữa một vùng núi non trung điệp. Mỗi người chung sống trong một nhà tập thể.

Mùa đông năm đó, đồng chí Dương Đại Lâm được giao nhiệm vụ sang Cột Mà đón bốn đồng chí ở nước ngoài về. Đúng ngày hẹn, đồng chí Lâm và đồng chí Quốc Bảo đem theo bốn bộ quần áo Nùng lên Cột Mà, vào một nhà người quen ngồi đợi. Thấy có bốn người đang đi tới, đồng chí lâm nhận ngay ra Bác đi trước, vội chạy ra đón. Sau khi nghỉ ngơi, các đồng chí dẫn Bác và ba đồng chí kia về nhà tập thể Slum-Lực.

Thấy Bác đã trở về trong bộ quần áo Nùng, cả nhà tập thể vui vẻ ra đón.

Sáng hôm sau, biết Bác thường dậy sớm, đồng chí Lâm vội trở dậy nhóm lửa. Nác từ trong nhà ra, đi về phía khe nước [1]. Một lát sau, Bác quay lại, từ dưới thang nhà sàn [2] gọi lên:

– Chú Lâm! Cuốc đâu, lấy Bác mượn bốn cái!

Đồng chí Lâm lấy cuốc đưa xuống. Bác gọi ba đồng chí đi theo:

– Các cô các chú ra đây, giúp Bác một tay!

Bác phân cho mỗi người một cái cuốc, rồi cùng vác lên vai đi. Khe nước mùa đông cạn, nước đọng thành vũng. Bác và mấy đồng chí cuốc dọn xung quanh và lấy cây rào bến nước lại. Xong việc, Bác quay về nhà. Đến dưới sân, Bác nhấc thử chiếc loỏng [3].

– Nào, các chú thanh niên, giúp một tay!

Mấy người xúm lại khiêng theo Bác, nhưng chưa kịp hiểu Bác định làm gì. Bác bảo đặt loỏng xuống bến, rồi lấy bẹ chuối cọ sạch, bắc cho nước chảy vào. Khi nước đầy, Bác quay về gọi mấy cháu nhỏ:

– Nào các cháu, ra đây!

Mấy đứa lớn đã quen Bác, một số cháu chưa biết, nhưng thấy Bác ân cần và có nhiều người khác đi, nên các cháu kéo nhau theo Bác ra bến nước. Bác nói:

– Cháu nào biết cởi quần áo thì tự cởi, cháu nào chưa biết cởi, Bác cởi cho.

Lần lượt Bác tăm cho từng cháu một. Ở nhà tập thể đông người, người lớn lo ăn, lo tránh dịch, chống phỉ [4], nên việc chăm nom con cháu có phần bị coi nhẹ. Các cháu đông, thiếu ăn, thiếu mặc, nên chúng lem luốc, rách rưới. Tắm xong, các cháu sạch sẽ, cùng Bác quay lại nhà tập thể. Có mấy cháu mặc quần áo quá bẩn, Bác chỉ vào và nói:

– Mấy cháu này con của cô chú nào đây? Sao không thay quần áo cho các cháu?

Mấy bà mẹ thấy Bác chỉ con mình, vội lấy quần áo thay cho con.

Bé Thần – con đồng chí Lâm – mới được hơn một năm, đầu bị chốc [5] lở, mủ ứa ra, tóc bết lại. Thấy vậy, Bác vừa chữa vừa bảo cho vợ chồng đồng chí Lâm cách chữa. Bác đun siêu nước sôi, để nguội bớt, rồi đem gội đầu cho bé Thần. Sau Bác lấy nước sối để nguội trộn gio sạch, gói vào một miếng vải mới, chụp [6] lên đầu. Nước gio ngấm vào các vết lở nên xót, bé Thần òa lên khóc. Bác dỗ và nói:

– Không việc gì! Xót thế mới chóng khỏi, cháu ạ!

Lát sau, Bác bỏ gio ra, lấy khăn khô bịt đầu cho bé. Bé hết xót, giương mắt nhìn Bác. Bác cười:

– Cứ để khăn thế, cháu nhé! Khi nào đầu khô rồi sẽ khỏi.

Mấy hôm sau, đầu bé Thần đã khô và khỏi dần.

Nhìn các cháu gầy yếu và nhà cửa bề bộn, Bác phê bình:

– Các cô, các chú còn tuổi thanh niên mà không biết giữ về sinh, gây ra bệnh tật làm khổ các cháu. Đã mắc bệnh, các cô, các chú lại không biết đường chữa, làm các cháu không lớn được.

Làm xong công việc ấy, Bác lên giường uống nước và bắt đầu đọc sách. Bếp tập thể nấu cháo, bưng lên mời Bác một bát. Trong bát cháo có quả trứng gà. Bác chỉ vào bát cháo hỏi:

– Ở đây, mỗi ngày ăn mấy bữa, chú?

Đồng chí Lâm thưa:

– Thưa Bác, thanh niên ngày ăn hai bữa, các cụ già và cháu nhỏ thì sáng có thêm bát cháo nữa ạ!

Bác lại hỏi:

– Thế bát nào cũng có trứng gà à?

Đồng chí Lâm thú thật:

– Dạ, không ạ! Thấy Bác mệt nên tập thể dành trứng bồi dưỡng Bác cho chóng lại sức ạ!

– Sao các chú làm thế? Trong lúc này có ai là con người đặc biệt, ăn chế độ đặc biệt? Tôi còn ở đây lâu. Lần sau các chú không được làm thế này nữa. Tôi cũng ăn hai bữa, như các cô, các chú thanh niên thôi!

Dứt lời, Bác đứng dậy bưng bát cháo sang giường cụ cố sinh ra ông nội đồng chí Lâm.

– Mời cụ ăn bát cháo này. Cụ sống đã gần thế kỷ rồi!

Thấy Bác làm như vậy, các đồng chí ở nhà tập thể vừa cảm động vừa thương Bác quá. Tập thể trông đợi Bác trở về, tập thể đau lòng khi thấy Bác gầy yếu hơn trước. Mọi người sẵn sàng dành phần ưu tiên [7] cho Bác, vậy mà Bác lại không nhận, tự coi mình là thanh niên trong tập thể. Cụ cố lắc đầu từ chối:

– Đồng chí ăn đi, tôi đã có rồi!

Bác vẫn nói:

– Không, tôi không ăn đâu, mời cụ! Tôi quen ăn ngày hai bữa rồi!

Cụ cố cảm động:

– Đồng chí tốt bụng quá!

Bác quay lại chỗ cũ làm việc, và từ đó Bác ăn cơm như anh em thanh niên chúng tôi.

 


[1] Khe nước: đường nước chảy từ trong núi ra.

[2] Nhà sàn: nhà có sàn cao bằng gỗ hay bằng tre để ở, vừa chống ẩm thấp, vừa phòng ngừa thú dữ ở miền rừng núi.

[3] Loỏng: một loại chảo to dùng để chứa nước.

[4] Phỉ: giặc cướp.

[5] Chốc: bệnh lở da đầu.

[6] Chụp: trùm.

[7] Ưu tiên: quyền được hưởng, được dùng trước người khác (theo một tiêu chuẩn đặc biệt).

Alexander Graham Bell – người phát minh ra điện thoại

Ngày 7- 8 – 1922, tất cả các máy điện thoại trên toàn nước Mĩ câm lặng, cả nước cử hành quốc tang tiễn biệt Alexander Graham Bell – người phát minh điện thoại vừa qua đời 5 ngày trước đó.

Cha sẽ luôn ở bên con

Năm 1989, tại Ác-mê-ni-a, một trận động đất 8,2 độ rích-tơ đã san bằng nhiều làng mạc, thành phố, giết hại hơn 30 000 người trong vòng chưa đầy bốn phút.

Lời nói có phép lạ

Một cụ già tóc trắng như cước ngồi trên chiếc ghế dài ngoài vườn hoa. Cụ hỏi bé Pavlik vừa đi tới: Hình như cậu đang có điều gì buồn bực?

Em của Tí Bẩn

NGÀY XƯA, có một cậu bé ăn ở bừa bãi đến nỗi mọi người gọi cậu ta là Tí Bẩn. Cậu vứt sách vở trên sàn nhà, để giày lấm lên bàn học, cậu khoắng ngón tay vào hộp mứt, đổ lọ mực lên cái áo mới. Chưa thấy ai bừa bãi như cậu bao giờ.

Ngựa Trắng không nghe lời mẹ

Có một chú Ngựa Trắng lúc nào cũng muốn làm trái với những điều đã được dặn.

Ba chú heo con

Ngày xưa có một bà mẹ heo sinh được ba chú heo con. Ba chú heo hay ăn nên lớn rất nhanh, khi thấy những đứa con của mình cũng đã lớn...

Bát chè sẻ đôi

Đồng chí liên lạc đưa công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi mang ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen, đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.

Chú Đất Nung

Tết Trung thu, cu Chắt được món quà. Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son. Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất em nặn lúc đi chăn trâu.

Ếch mẹ may quần áo

Ếch mẹ ngồi bên bờ ao khóc thút thít, thì ra là những đứa con nhỏ của nó đã bị dòng nước cuốn đi mất rồi. Cóc mẹ nhìn thấy thế mới nói: Cô Ếch à, đừng khóc nữa, phải giữ gìn sức khỏe của mình nữa đấy...