Cậu bé Niu-tơn

Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Anh, năm 12, cậu bé Niu-tơn mới được ra thành phố đi học. Thoạt đầu, cậu chỉ là một học trò bình thường. Cuối năm học thứ hai thì một chuyện bất thường xảy ra, đánh dấu một bước ngoặt trên con đường học tập của Niu-tơn.

Hôm ấy, trong giờ nghỉ, Niu-tơn bị một cậu học sinh giỏi nhất lớp nhưng kiêu căng, ngỗ nghịch chế nhạo. Tức giận, Niu-tơn quyết chí học thật giỏi để chiếm lấy vị trí đứng đầu lớp. Bằng cách ấy, cậu sẽ làm cho người bạn xấu tính kia hết kiêu căng, hợm hĩnh.

Thế là Niu-tơn tự đề cho mình một kế hoạch học tập rất tích cực và cụ thể. Cậu miệt mài làm hết tất cả các bài tập thầy giáo ra. Bài học nào cậu cũng học thật kĩ, nắm thật chắc. Cậu đọc thêm nhiều sách, mải mê quên ăn quên ngủ. Quả nhiên, chỉ mấy tháng sau, cậu đã vượt lên, trở thành học trò xuất sắc nhất lớp, được các bạn nể phục, thầy giáo ngợi khen.

Năm 16 tuổi, đang khao khát học hỏi, Niu-tơn buộc phải bỏ học về nông thôn sống với mẹ. Mẹ muốn hướng cậu vào công việc làm ăn buôn bán giúp đỡ gia đình. Nhưng Niu-tơn không hứng thú với công việc này. Cậu thường tìm mua sách rồi say sưa, mải miết đọc.

Chú của Niu-tơn nhận thấy cháu có năng khiếu đặc biệt đã khuyên chị nên cho cháu học tiếp. Thế là năm 17 tuổi, Niu-tơn được vào học đại học. Trong trường, cậu đã đọc hầu hết công trình khoa học của các nhà bác học trước đó. Vì thế, sau này Niu-tơn đã cống hiến cho loài người nhiều phát minh có giá trị. Ví dụ, kính thiên văn nhìn thấu các vì sao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la chính là một trong những phát minh vĩ đại của ông.

Niu-tơn đã trở thành nhà bác học nổi tiếng của thế giới như thế đấy.

Chiếc xe đẩy của Chuột Đồng

Mùa thu đã tới, lúa mạch đã thơm, lúa mì đã vàng, củ cải đã đỏ. Chuột đồng đẩy chiếc xe cút kít mà bố vừa mới làm cho nó đến ruộng. “Hò dô ta, hò dô ta!” một đàn Kiến nhỏ đang khiêng một bông lúa mạch bước đi lặc lè trên ruộng...

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Nàng tiên hoa cúc

Ngày xửa ngày xưa, có một chàng trai tên là A Ngưu sinh sống bên bờ sông Vận Hà. Nhà A Ngưu rất nghèo, năm bảy tuổi, cậu bé mồ côi cha, hai mẹ con cậu bé sống lay lắt qua ngày nhờ những đồng tiền dệt vải của mẹ...

Búp Măng non

Bé đã bao giờ mhìn thấy tre chưa? Cây tre mọc thẳng, dáng cao cao, lá nhòn nhọn, trông rất đẹp. Bất kể trời gió lớn mưa to, tre vẫn thẳng vút, không bao giờ ngả nghiêng.

Một que diêm

Sau khi đến thăm nhà câu lạc bộ, nhà ăn và ra xem chuồng lợn, Bác đi vào bếp. Thấy đồng chí Hào, tổ trưởng anh nuôi của đơn vị đang bê một nồi cơm to từ trên bếp lò xuống...

Dúi con nói sai rồi

Mùa xuân đã đến với khu rừng nhỏ, các loài động vật trong rừng đều đang bận rộn trang hoàng lại nhà cửa. Dúi con cũng tất tả đi mua gỗ lát sàn nhà, mua gạch men để làm đẹp cho ngôi nhà của mình...

Chị em tôi

Từ đó, tôi không bao giờ dám nói dối ba đi chơi nữa. Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện nó rủ bạn vào rạp chiếu bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.

Trên đường đến nhà lao

Bầu trời Côn Đảo trong buổi bình minh rất đẹp. Con đường từ Bến Đầm đến nhà lao uốn quanh bờ biển, men theo triền núi, bên trên là cây cối um tùm, bên dưới là sóng trắng vỗ bờ đá dựng.

Người con gái hiếu thảo

Một bà mẹ sinh được bảy cô con gái. Một dạo bà đi thăm cậu con trại ở xa. Một tuần lễ sau, bà trở về nhà. Mới bước chân vào nhà, bà đã nghe các con gái lần lượt nói lên nỗi mong nhớ của mình...