Mèo con không biết vâng lời

Đó là một con mèo tam thể rất đẹp, nhưng cũng rất bướng, không biết nghe lời. Nó còn nhỏ, không biết mẹ nó là ai, chỉ biết cô bé gái thường ôm vuốt ve nó và không bao giờ mắng nó cả. Cô bé dặn nó một điều:

– Mèo ơi! Mèo ngoan nhé! Đừng đi đâu xa mà lạc đường! Chẳng biết mà về nhà đâu!

Mèo dạ dạ vâng vâng, nhưng rồi quên ngay. Một hôm, mèo chạy vào cánh rừng gần nhà, hết đuổi bướm ngắt hoa lại vày vò mấy chiếc lá khô. Mải chơi cho đến trời tối mới nhớ chuyện về. Nhưng đi phía nào? Mèo không biết. Nhìn xung quanh chỉ thấy cây, không thấy nhà. Chim chóc không hót nữa. Bốn bề vắng lặng. Bỗng có tiếng Cú kêu đâu đó. Mèo không còn hồn vía nữa, run cầm cập, ngồi bệt dưới gốc cây, khóc meo meo… Thỏ đi ngang qua, thấy vậy, dừng lại, hỏi:

– Ai đấy? Sao mà khóc?

Mèo nói mèo quên đường về.

– Em là ai? Mẹ em ở đâu?

– Không biết! Không biết!

Thỏ vẫy đôi tai dài và nhọn, nhìn Mèo, suy nghĩ một lát, rồi hỏi tiếp:

– Thế em có biết nhảy không đấy?

– Có. Biết nhảy, biết cả leo trèo nữa!

– À! Đúng rồi! Họ nhà anh rồi! Đừng khóc nữa. Để anh dẫn về nhà!

Mèo đi theo Thỏ. Đi được một chặng, Thỏ quay lại, hỏi:

– Sao, tai em ngắn thế? Ngắn hơn tai anh!

Mèo trả lời:

– Tai em ngắn, nhưng đuôi em cũng dài bằng đuôi anh!

Về đến của hang, Thỏ gọi mẹ:

– Mẹ ơi! Con tìm được một em Thỏ trong rừng đây này!

Thỏ mẹ nói:

– Dẫn em vào. Cho em ăn, rồi anh anh em đi ngủ. Tối rồi!

Thỏ con lấy một cái lá cải, đưa cho Mèo, bảo: “Ăn đi!”. Mèo cầm lá cải trong tay, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng, mếu máo:

– Không ăn được thứ này!

Thỏ mẹ chạy lại, nhìn Mèo một lúc, lắc đầu:

– Nhầm rồi! Không phải họ nhà ta đâu!

Và gọi mấy bà hàng xóm sang:

– Các bác ơi! Thằng con nhà tôi dẫn về một con vật ngộ lắm. Đuôi cũng dài, nhưng tai ngắn. Họ nhà tôi, tai đâu ngắn ngủn thế này?

Cả bầy Thỏ xám xúm lại quanh Mèo con, xem xét, cãi cọ ồn ào. Một lão Thỏ què lết tới:

– Các bà xê ra thử nào! Tai ngắn thì không phải Thỏ rồi. Nhưng đuôi dài, thì là Sóc!

Và hỏi thêm cho chắc chắn:

– Cháu nói đi! Cháu trờ cây được không?

– Cháu trèo cây được.

Lão liền khẳng định:

– Đuôi dài lại biết trò cây, đúng là Sóc, không chệch đi đằng nào được. Cháu theo ông!

Lão Thỏ què dẫn Mèo đi băng qua một bãi cỏ rộng, luồn sâu vào rừng, đến một hốc cây, nơi có già Sóc ở đấy, gõ gõ. Có tiếng Sóc trên hốc cây vọng xuống:

– Ai đấy? Đêm khuya có việc gì thế?

– Tôi đây! Thỏ què đây mà! Tôi đưa đến cho ông một chú sóc con. Nó lạc đường. Tội nghiệp! Nó đói lắm!

– Bác cứ bảo nó trèo lên đây. Tôi còn bận tay, không xuống được!

Mèo trèo lên một cách dễ dàng, mau lẹ chui vào hốc cây. Già Sóc đưa cho một quả thông, bảo ăn cho khỏi đói. Mèo nghĩ ông già này lỡm mình, cầm quả thông vứt đi.

Già Sóc kêu lên:

– Chết nỗi! Sao lại vứt đi? Quả thông ngon lành thế kia! Nhìn lại Mèo, già Sóc mới thấy khong phải họ nhà Sóc. Sóc đuôi dài, nhưng nhiều lông như cái chổi cơ! Đằng này đuôi thẳng đuồn đuột! Già Sóc hỏi:

– Cháu thích ăn gì? Nói xem nào? Ăn nấm khô ư?

– Không! Thịt Chuột cơ!

Già Sóc thở dài, bực mình hơi gắt:

– Thế mà nãy giờ không nói! Nói thì ta biết ngay. Cháu đích thị họ nhà Nhím. Nhanh lên! Đi theo ông!

Đến nhà Nhím, bà Nhím mang cho Mèo một miếng thịt Chuột. Mèo vồ lấy ăn ngon lành. Bà Nhím lại bảo vào ổ mà ngủ với các anh. Khuya rồi! Trời lạnh lắm đấy!

Mèo vừa chui vào ổ, xích lại sát mấy chú Nhím đang ngủ cho ấm. Nhưng bỗng nó la eo éo. Có cái gì như dùi đâm vào da thịt nó. Không chịu nổi, Mèo chạy ra, nhảy xuống ngồi dưới gốc cây khóc. Bà Nhím lắc đầu thương hại:

– Không phải Thỏ, không phải Sóc, cũng không phải Nhím. Thế thì họ nhà ai?

Mèo không biết nên không trả lời, chỉ khóc meo meo. Bà Nhím buồn ngủ, ngáp dài, mắng:

– Thôi, kệ! Phải đi ngủ đã! Họ nhà ai mà cũng không biết!

Một lúc thì sáng. Mặt trời mọc. Quạ ngủ trên cành cây tỉnh dậy trước, nhìn xuống thyas mèo con co ro. Chịu rét suốt đêm, bụng lại đói, có được một miếng thịt Chuột nhưng chưa no, Mèo vẫn khỏe. Quạ hỏi một hồi, rồi liến thoắng kêu toang toác:

– Biết rồi! Biết rồi! Biết chú mày họ nhà ai rồi! Chú mày đích thị họ nhà Mèo. Ta thường bay qua nhà chú, thấy chú vẫn đùa với một em bé gái giữa sân nhà! Đúng không nào? Tội nghiệp! Đi theo ta!

Nói rồi, Quạ cất cánh bay trước, Mèo ở dưới đất chạy theo, ra khỏi rừng, lên đường cái. Trông thấy ngôi nhà đằng xa, Mèo ba chân bốn cẳng chạy một mạch về nhà, không kịp cảm ơn bác Quạ tốt bụng. Mèo thở hổn hển, vừa khóc mếu máo, níu lấy áo cô bé, nói:

– Xin lỗi chị! Em không dám làm trái lời chị dặn nữa đâu!

Ăn "mầm đá"

Tương truyền vào thời vua Lê - chúa Trịnh có ông Trạng Quỳnh là người rất thông minh. Trạng thường dùng lối nói hài hước hoặc những cách độc đáo để châm biếm thói xấu của vua chúa, quan lại và bênh vực dân lành.

Giáo sư Lương Định Của - Nhà bác học của đồng ruộng

Tốt nghiệp bác sĩ nông học [1] tại Nhật Bản, bác Lương Định Của được bổ nhiệm làm giáo sư giảng dạy ở trường đại học Ki-ô-đô (ở Nhật) với tiện nghi của một cuộc sống đầy đủ thỏa mãn.

Sáo, Sẻ và Chích Bông

Từ thuở xa xưa, Sáo, Sẻ và Chích Bông cùng sống chung với nhau trong một khu vườn. Ba loài chim này thường cùng nhau đi, cùng đến và cùng làm ăn sinh sống với nhau.

Lê-nin và ông lão đi săn

Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm Lê-nin và xem xét mọi việc. Từ một nơi thâm sơn cùng cốc đến thẳng Mát-xcơ-va thăm Lê-nin, có phải chuyện chơi đâu.

Dế Mèn bênh vực kẻ yếu

Một hôm, qua một vùng cỏ xước xanh dài. Tôi chợt nghe tiếng khóc tỉ tê. Đi được vài bước nữa, tôi gặp chị Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội.

Bàn chân ông nội

Cu Sún nhìn hai bàn chân ông nội ngâm trong chậu nước ấm pha muối, nó ngạc nhiên quá đi mất. Tại sao bàn chân ông nội lại dài và to thế kia nhỉ?

Thi nhạc

Hôm nay, một ngày đáng ghi nhớ, sau bao năm dốc toàn tâm lực dạy dỗ, giờ đây ông sẽ thấy kết quả của mình.

Dúi con nói sai rồi

Mùa xuân đã đến với khu rừng nhỏ, các loài động vật trong rừng đều đang bận rộn trang hoàng lại nhà cửa. Dúi con cũng tất tả đi mua gỗ lát sàn nhà, mua gạch men để làm đẹp cho ngôi nhà của mình...

Viên gạch sợ lửa

Đã lâu lắm rồi, chẳng ai nhớ nơi ấy là đâu nữa, có một cái lò nung gạch đứng giữa cánh đồng lúa, trông như một tòa thành cổ kính.